Cho nên, nói "cuộc chiến chống tham nhũng làm
cho bộ máy công quyền chùng xuống, công chức sợ không dám làm", chỉ là
cách nói của những kẻ "có tật giật mình", hoặc chí ít thì cũng là
những người thụ động, lười nhác, ngại khó khăn, thích an phận mà thôi!
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các vị lãnh đạo
Đảng, Nhà nước từng nhiều lần nhấn mạnh đến vai trò của người đứng đầu trong
việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước theo tinh thần "ai không làm thì đứng sang
một bên".
Thông điệp này nhấn mạnh đến tính tiên phong, gương
mẫu “đảng viên đi trước làng nước theo sau”, nhất là đối với đội ngũ cán bộ
lãnh đạo trong bộ máy công quyền. Không như thế, họ chỉ là những tảng đá ngáng
đường, cản trở người tốt, người tài không có cơ hội thể hiện năng lực và cống
hiến cho nước cho dân.
Tình trạng cán bộ né tránh trách nhiệm xuất hiện từ
lâu, nhưng gần đây đã nặng hơn, phức tạp hơn. Vì vậy, tinh thần "xử lý
nghiêm, không có vùng cấm" trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng thiết nghĩ cũng cần được áp dụng với cả những cán bộ, công chức lười
nhác, lơ là chức phận, không để họ cứ làng nhàng "sáng vác ô đi, tối vác
về", như đề xuất của một số đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.
Thận trọng để tránh sai sót là cần thiết. Nhưng sợ
đến mức trù trừ, không dám làm gì, để cơ hội vuột khỏi tầm tay, trong khi nhiều
ngành, lĩnh vực, địa phương đang đói vốn, đang cần tiền để triển khai các
chương trình, dự án có thể giúp kinh tế - xã hội phát triển, doanh nghiệp bớt
khó khăn hơn, đời sống người dân được cải thiện hơn, thì đó lại là một sự
"thận trọng có vấn đề". Bởi, một khi đã sợ trách nhiệm thì ít ai dám
quyết đáp, dám nghĩ, dám làm.
Tháng 9/2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 14 về
khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Chủ trương ấy được ví như
“luồng gió mới” tạo niềm tin, khát vọng, là động lực quan trọng để cán bộ phấn
đấu, cống hiến cho đất nước.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trước Quốc hội
cũng cho biết đang khẩn trương xúc tiến việc trình Chính phủ Nghị định về
“khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, dám hy sinh vì lợi
ích chung”.
Thiết nghĩ lúc này, một trong những biện pháp hữu
hiệu nhất để công phá vào tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ,
không để lây lan trong đội ngũ, chính là rà soát và đưa những cán bộ, công chức
sợ trách nhiệm, không làm "đứng sang một bên".
Đây cũng là cơ sở, là động lực để nâng cao đạo đức
công vụ, tinh thần trách nhiệm cá nhân, đặt lợi ích của dân của nước lên trước
hết, trên hết; là cách để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là những người
đứng đầu cơ quan đơn vị, dám nghĩ, dám làm, tạo nên những đột phá trong quá
trình thực thi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Cần phải dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc làm của mình.k10
Trả lờiXóa