Nếu chỉ căn cứ vào mục
đích hoạt động của HRF nêu ra ban
đầu sẽ khiến mọi người lầm tưởng đây là tổ chức được thành lập với mục đích lên
án các hoạt động đàn áp, vi phạm nhân quyền và bảo vệ nhân quyền của người dân
trên toàn thế giới. HRF luôn tự khẳng định là tổ chức phi chính phủ độc lập,
không lệ thuộc vào bất cứ chính phủ nào và các báo cáo nhân quyền của mình là
công tâm, không vì mục đích chính trị.
Tuy nhiên, cách đưa tin của HRF thiên
lệch, sai trái, có dụng ý nhằm vào chỉ trích, phê phán các nước đang hướng theo
các giá trị khác với ý thức hệ tư bản và các nước theo đạo Hồi; đồng thời tâng
bốc các giá trị “tự do, dân chủ” kiểu Mỹ. Do đó, kể từ khi thành lập đến nay,
tổ chức này lặp lại điệp khúc “chọc gậy bánh xe” như một số tổ chức cùng tên
gọi “hoạt động nhân quyền” đã khiến tính công tâm, độc lập như tiêu chí của HRF
đưa ra chỉ là sự xảo trá, trở thành con rối đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích
chính trị.
Những năm qua, trong các nước mà HRF
quan tâm về tự do dân chủ, nhân quyền thì Việt Nam luôn được “quan tâm” một
cách đặc biệt. Một trong những thủ đoạn HRF thường triển khai là tuyên truyền,
xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam qua báo cáo gọi là “báo cáo nhân
quyền” phản ánh tình hình nhân quyền tại gần 100 quốc gia, trong đó có Việt
Nam.
Trong báo cáo về tự do báo chí ở châu
Á mới đây, HRF đã tiếp tục vu cáo Việt Nam đàn áp các “nhà báo”. Đồng thời tổ
chức này cũng liệt kê trong nhiều năm gần đây, nhiều nhà hoạt động và nhà báo
tự do đã bị Việt Nam bỏ tù theo tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm chống Nhà nước” theo Điều 117 hoặc “Lợi
dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331, Bộ luật Hình sự…
HRF đưa ra thống kê nói rằng, hiện có
hàng chục người đang bị giam cầm theo hai tội danh trên. Từ đầu năm 2023 đến
nay, có ít nhất 9 người bị bắt theo Điều 331 và ba người bị bắt theo Điều 117.
Đi liền với hoạt động xuyên tạc, vu cáo và chỉ trích, HRF còn thực hiện các
hoạt động gây sức ép đòi cơ quan chức năng Việt Nam trả tự do đối với các “nhà
báo” nói trên.
Cần khẳng định ngay rằng, những thông
tin mà báo cáo cho rằng Việt Nam nằm trong số quốc gia đàn áp báo chí nhất ở
châu Á trong những ngày qua của HRF đưa ra là sai trái, không đúng thực tế với
tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam. Những dẫn chứng mà HRF đưa
ra rồi coi đó là “bắt nhà báo” thì thực tế, những người này khi thực hiện hành
vi không phải là nhà báo, không có thẻ nhà báo, không hoạt động tại một cơ quan
báo chí nào được Nhà nước công nhận.
Số này là những phần tử chống đối,
thường xuyên viết bài trên mạng xã hội, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài
rồi tự coi mình là “nhà báo”! Điều đó cho thấy, bất kể
facebooker hay blogger nào đó vi phạm pháp luật Việt Nam, gây nguy hại cho an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội cũng được HRF coi là “nhà báo”. Điều đó cũng cho thấy HRF đang thực hiện không
đúng tôn chỉ, mục đích của chính họ đặt ra là “bảo vệ tự do dân chủ, nhân
quyền”.
Bọn này cần phải đấu tranh quyết liệt.k10
Trả lờiXóa