Trước hết, đối với nội
bộ, người đam mê
quyền lực, kén chọn vị trí công tác sẽ làm mất dân chủ, mất đoàn kết nội bộ, từ
đó làm suy yếu thậm chí làm mất sức chiến đấu của các tổ chức, nhất là tổ chức
Đảng, chính quyền và bộ máy quản lý. Điều này xuất phát từ vấn nạn chạy chức,
chạy quyền. Bởi lẽ, những người có phẩm chất, năng lực nhưng không chịu chạy sẽ
không được đề bạt, bổ nhiệm; từ đó nảy sinh tư tưởng, bất mãn, chán chường với
công việc, sẵn sàng đề đạt nguyện vọng thuyên chuyển sang nơi khác, thậm chí
nghỉ việc. Còn những kẻ kém tài, kém đức nhưng khéo chạy, biết cách chạy có thể
sẽ dễ dàng leo lên các thang bậc của quyền lực. Việc chạy chức, chạy quyền
không chỉ tạo ra bất công lớn mà còn đẻ ra tham nhũng. Bởi vì, khi đã có chức
quyền, kẻ có tham vọng chức quyền trục lợi phi pháp, chúng sẽ dùng chính những
đồng tiền trục lợi được để đi hối lộ nhằm tạo sự bao che một cách trắng trợn,
để rồi được tiếp tục thăng tiến hoặc hạ cánh an toàn. Việc chạy chức, chạy
quyền không chỉ tạo ra bất công, mà còn dẫn đến nghịch cảnh trớ trêu là: “Nước
quá trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi” và bị coi là quan
hệ kém…
Nếu cán bộ đam mê quyền lực là cán bộ cấp chiến lược thì hiểm
họa càng lớn. Bởi vì, khi họ ở vị trí có quyền quyết định đến sinh mệnh chính
trị của người khác, thì họ ký thêm hàng chục, hàng trăm quyết định bổ nhiệm cán
bộ thuộc quyền, cấp dưới cũng có hành vi “chạy” như mình; hệ quả là sẽ tạo ra
“một dây” - hệ thống vướng vào tiêu cực trong nhiệm kỳ của anh ta, vì một lẽ
thường tình: “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Chính vì vậy, bất kì sai lầm nào
trong công tác cán bộ, đặc biệt là với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp chiến lược
sẽ đều phải trả giá rất đắt, “làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và
chế độ”.
Thứ hai, đối với nhân dân, những kẻ đam mê quyền lực, kén chọn vị
trí công tác thực chất là những kẻ đã “tha hóa quyền lực”, vi phạm quyền làm
chủ của nhân dân bằng hình thức này hay hình thức khác. Quyền lực đó được nhân
dân ủy quyền cho đội ngũ cán bộ để bảo đảm quyền làm chủ của mình theo luật
định thì bị chính người được ủy quyền đó biến quyền lực nhân dân thành quyền
lực cá nhân và sử dụng sai mục đích, làm biến dạng bản chất của chế độ dân chủ
ở ta, là trở lực lớn để xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Từ đó, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm sút niềm tin vào kết quả
thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
công tác cán bộ.
Thứ ba, đối với bạn bè và đối
tác, làm
suy giảm sự tin cậy của bạn bè và đối tác của Việt Nam về môi trường kinh doanh
ở các địa phương và của cả nước vì những cán bộ vướng vào tham nhũng, tiêu cực
thì hầu hết lại là những kẻ đam mê quyền lực, kén chọn vị trí công tác lại
thường gây khó khăn cho các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư và triển khai các dự
án khi nhũng nhiễu doanh nghiệp để trục lợi bất chính. Nếu các hành vi tiêu cực
đó của họ bị các thế lực thù địch và kẻ cơ hội chính trị lợi dụng để chống phá
Đảng và Nhà nước ta thì mức độ nguy hại càng lớn. Trước hết, làm mất thiện cảm,
mất niềm tin của bạn bè quốc tế và các đối tác đối với Việt Nam; nguy hiểm hơn
và không loại trừ khả năng nước ta dễ rơi vào hoàn cảnh bị cô lập nếu những kẻ
đam mê quyền lực đã “chui sâu, leo cao” vào các vị trí chủ chốt trong hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa của Việt Nam khi họ đưa ra hoặc tham mưu cho Đảng,
Nhà nước ra những quyết định sai lầm.
Đây là một vấn đề đang tồn tại lâu dài từ xưa đến nay.k10
Trả lờiXóa