Ra đời
trong hoàn cảnh dân tộc ta, Nhân dân ta đang sống nghèo khổ, ngột ngạt một cổ
ba tròng (phong kiến, thực dân Pháp, phát xít Nhật), trong tình hình nhiễu loạn
và phức tạp của nhiều trường phái và triết thuyết khác nhau. “Đề cương về văn
hóa Việt Nam” năm 1943 của Đảng với nội dung ngắn gọn, súc tích, với tính khoa
học và cách mạng đã trở thành một vũ khí tư tưởng sắc bén trên mặt trận văn
hóa.
Nội dung
chính của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” gồm 5 phần cụ thể hóa quan điểm văn
hóa của Đảng; sự gắn bó vai trò văn hóa với ý nghĩa cuộc cách mạng giải phóng;
đặt ra mục đích, nguyên tắc, quan hệ của cuộc cách mạng văn hóa với cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam; đề ra nhiệm vụ cấp bách của người chiến sĩ
văn hóa mác xít như là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thắng
lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đề cương
cũng làm rõ mục tiêu trước mắt của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam là xây dựng
nền văn hóa mới tuy chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đề cương đã xác định
nền văn hóa mới của Việt Nam có 2 tính chất dân tộc và dân chủ mới, khẳng định
trong giai đoạn này, nó là cách mạng và tiến bộ nhất ở Đông Dương. Đề cương văn
hóa đã xác định 3 nguyên tắc vận động văn hóa ở Việt Nam thời kỳ này là: Dân
tộc hóa: Chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam
phát triển độc lập; Đại chúng hóa: Chống lại mọi chủ trương, hành động làm cho
văn hóa phản lại đông đảo quần chúng, hoặc xa rời đông đảo quần chúng; Khoa học
hóa: Chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ.
Trong bối
cảnh lịch sử đầu năm 40 của thế kỷ XX, Đề cương đã trình bày hệ thống các quan
niệm, phạm trù, các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của
cuộc vận động văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây là kết quả của tư duy lý luận
và tổng kết kinh nghiệm hoạt động 12 năm lãnh đạo trên mặt trận văn hóa từ khi
Đảng ra đời đến năm 1943. Đây là sự nhận thức sắc bén về tình hình là những dự
báo khoa học về mục tiêu, tính chất, nguyên tắc, nhiệm vụ của cuộc vận động văn
hóa đương thời; là sức mạnh tinh thần vĩ đại mà cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc đang cần.
Những quan
điểm tư tưởng cơ bản nêu trong 5 phần của Đề cương có sức thuyết phục sâu sắc,
mang tính chiến đấu đã trở thành ngọn cờ tập hợp, cổ vũ, động viên giới trí
thức, khoa học, văn học, nghệ thuật Việt Nam đương thời vào cuộc cách mạng giải
phóng tư tưởng văn hóa cho mỗi người, mỗi tầng lớp, giai cấp và toàn dân tộc.
Đồng thời, đấu tranh quyết liệt cho sự toàn thắng của cách mạng dân tộc, dân
chủ, cho sự nghiệp phá vỡ xiềng xích của văn hóa phát xít thực dân, bảo vệ
truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam.
Sau thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám, với vị trí “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”,
nền văn hóa mới Việt Nam tiếp tục phát huy sức mạnh vĩ đại góp phần đánh thắng
2 đế quốc Pháp và Mỹ, đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
Trong suốt
80 năm qua, những vấn đề có tính chất nền tảng về nguyên tắc, phương châm,
phương hướng những nội dung, giá trị cốt lõi của “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
được Đảng ta không ngừng kế thừa, vận dụng và phát triển để từng bước hoàn
thiện tư duy lý luận và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn trong
lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. “Đề cương về văn hóa Việt Nam” là khởi nguồn cho
một đường lối đúng đắn nhất quán “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc”.
Đề cương về văn hóa Việt Nam” là khởi nguồn cho một đường lối đúng đắn nhất quán “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.k10
Trả lờiXóa