Nguy hiểm hơn, có những
hình ảnh, video được cắt ghép, dàn dựng để bóp méo sự thật, xuyên tạc về đạo
đức, tác phong và hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội, Công an nhằm
kích động một số người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết chia sẻ, lan tỏa trên
mạng xã hội, làm nóng vấn đề. Tung tin thất thiệt về cảnh bạo lực hay “cái chết
oan ức” rồi đưa ra những câu hỏi khả nghi, cho rằng “có sự lấp liếm, giấu
nhẹm”!
Mục đích của họ là nhằm
bôi nhọ hình ảnh, bản chất, truyền thống, uy tín của lực lượng Công an, Quân
đội, gây ngờ vực trong nhân dân. Từ đó, tạo luồng tư tưởng khiến cho thanh niên
nhập ngũ “tự diễn biến”, buông lỏng về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân với
Tổ quốc, làm người dân hoang mang, không muốn cho con em mình thực hiện nghĩa
vụ quân sự, Công an. Đó còn là mưu đồ hòng gây mất an ninh chính trị, trật tự,
an toàn xã hội khi các đối tượng phản động kích động người dân biểu tình, chống
phá, kích động các quân nhân đào ngũ, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ
Tổ quốc…
Thực tiễn lịch sử cho
thấy, dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển của dân
tộc, đó chính là truyền thống quý báu của tổ tiên ta. Ðảng ta đã vận dụng, phát
triển thành hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ bên ngoài biên
giới, lãnh thổ, mà cần hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả bên trong. Không chỉ
chiến đấu bảo vệ khi có kẻ thù xâm lược mà phải tổ chức phòng thủ, phòng ngừa từ
trước, từ sớm, từ xa; chủ động chuẩn bị về mọi mặt, bao gồm cả chính trị, kinh
tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... ngay từ thời bình.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc
là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện
nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân”...
Thực hiện nghĩa vụ quân
sự, Công an không chỉ đơn thuần là chấp hành pháp luật của Nhà nước, đó còn là
nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của công dân đối với dân tộc, với Tổ quốc.
Các nước trên thế giới
cũng đều có những quy định về nghĩa vụ quân sự, tuỳ từng điều kiện cụ thể mỗi
nước. Đơn cử như ở Hàn Quốc, gần như tất cả các nam công dân tuổi từ 18-35 của nước này đều phải thực
hiện nghĩa vụ quân sự trong khoảng 21 tháng. Singapore, nghĩa vụ quân sự là
nghĩa vụ bắt buộc mà mọi công dân nam phải thực hiện khi đủ 18 tuổi; Trung Quốc thì nghĩa vụ
quân sự được coi là nghĩa vụ bắt buộc...
Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm
vụ thiêng liêng, cao quý nhất của mỗi công dân. Lên đường làm nghĩa vụ quân sự
không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm, mà trên hết đó còn là niềm tự hào của tuổi
trẻ và trách nhiệm của thanh niên Việt Nam để góp phần bảo vệ vững chắc thành
quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, hội nhập quốc tế, thực
hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh". Được sống trong hòa bình, độc lập, tự do mà ai đó nếu chỉ biết đến
vun vén, hưởng thụ cho bản thân, nghe theo luận điệu xấu rồi thoái thác, trốn
tránh nghĩa vụ, trách nhiệm công dân tham gia bảo vệ Tổ quốc thì không những vi
phạm pháp luật mà còn có tội với các thế hệ ông cha, với truyền thống lịch sử
dân tộc.
Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.K10
Trả lờiXóa