Để tạo bí mật cho trận Buôn Ma Thuột, quân ta
đã tiến hành kế hoạch nghi binh tài tình, thu hút sự đối phó của quân địch lên
phía bắc Tây Nguyên. Vì vậy, đến đầu tháng 3/1975, quân địch vẫn chưa phát hiện
quân ta sắp tấn công vào Buôn Ma Thuột, do đó vẫn điều quân từ Đắk Lắk để đối
phó với quân ta tại chiến trường Bắc Tây Nguyên.
Sau quá
trình chuẩn bị lực lượng, đúng 2 giờ 3 phút ngày 10/3/1975, từ các hướng quân
ta nổ súng tấn công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Ngay trong ngày 10/3/1975, quân
ta đánh chiếm được nhiều mục tiêu quan trọng. Ngày
11/3/1975, bộ binh, xe tăng và trọng pháo của ta tập trung đồng loạt đánh vào
Sư bộ 23, địch chống trả quyết liệt nhưng đến 10 giờ sáng quân ta đã làm chủ
các mục tiêu, chiếm lĩnh Sư bộ 23, bắt sống tên tỉnh trưởng Đắk Lắk và đại tá
Sư đoàn phó Sư 23 của địch. Lực lượng ta đã giải phóng và làm chủ hoàn toàn thị
xã.
Trong
cuốn sách “Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng”, cố Thượng tướng, Giáo sư Hoàng
Minh Thảo (Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên) viết: “Chiến thắng Buôn Ma Thuột đã
giáng đòn điểm huyệt choáng váng, buộc quân địch phải rút bỏ Tây Nguyên, lực
lượng tàn quân tháo chạy cũng bị tiêu diệt gọn. Chiến thắng Tây Nguyên mở đầu
cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã tạo sức mạnh toàn diện mới.
Điều quan trọng là nó đã tạo ra sự thay đổi cơ bản về tinh thần, tư tưởng, về
so sánh lực lượng, về thế chiến lược giữa ta và địch”.
Theo đánh
giá của nhiều nhà khoa học, nhà quân sự, chiến thắng Buôn Ma Thuột bắt nguồn từ
sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, nhận định
đúng tình hình, chọn đúng thời cơ và địa điểm, có quyết tâm cao, động viên và
phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả nước về lực lượng, hậu cần và ý chí của
toàn quân, toàn dân. Chiến thắng là đỉnh cao của nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch,
trước hết là nghệ thuật sử dụng không gian và thời gian mở chiến dịch; nghệ
thuật xác định hướng, chọn mục tiêu tiến công; nghệ thuật sử dụng lực lượng, bố
trí đội hình tiến công.
Chiến
thắng Buôn Ma Thuột là chiến thắng của tinh thần dũng cảm, kiên cường, mưu trí,
linh hoạt của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương trên khắp chiến trường. Buôn Ma
Thuột từ trận tiến công có ý nghĩa chiến dịch trở thành một thắng lợi chiến
lược.
Thắng lợi
to lớn, toàn diện của trận Buôn Ma Thuột đã tạo ra đột biến về chiến lược, tạo
ra thế và lực mới để ta giành thắng lợi từ bộ phận đến giành thắng lợi hoàn
toàn, xuất hiện thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam nhanh hơn,
chín muồi hơn. Đó là cơ sở để Đảng ta bổ sung quyết tâm chiến lược, rút ngắn
thời gian kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong 2 năm xuống còn 55 ngày
đêm, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các hướng chiến trường nắm thời cơ, huy động
toàn bộ lực lượng, mở ra chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tiến lên giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Những trận đánh đó đã tạo tiền đề để giải phóng Tây nguyên và các vùng lân cận khác.tạo bàn đạp cho các trận đánh quy mô lớn hơn của quân và dân ta.k10
Trả lờiXóa