Ngày 8/9,
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cũng thông báo về việc đã ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam
đối với Đặng Đăng Phước (trú tại số nhà 19/6, đường Giải Phóng, phường Tân Lợi,
TP Buôn Ma Thuột) để điều tra cùng về hành vi trên.
Ngay sau
đó, nhiều thông tin, luận điệu sai trái đã được các đối tượng xấu tung ra; trang
mạng của tổ chức Việt Tân rêu rao rằng: “Nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm thường
xuyên lên tiếng trước những bất công, tình hình dân chủ, vi phạm nhân quyền và
có đóng góp tích cực cho phong trào dân chủ tại Việt Nam”; “việc bắt giữ Bùi
Tuấn Lâm là một bằng chứng tiếp theo về sự khủng bố trắng của chính quyền đối
với những công dân yêu nước”… Với bị can Đặng Đăng Phước, họ tô vẽ, tạo dựng
Phước thành hình tượng một “người yêu nước”, “nhà đấu tranh”, từ đó lên tiếng
vu khống chính quyền vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam cần bãi bỏ Điều 117, BLHS “về sự lạm
quyền”, lên tiếng đòi “ngay lập tức trả tự do cho Bùi Tuấn Lâm và những người
khác”. Một số báo, đài, các trang mạng xã hội hải ngoại đăng tải thông tin phụ
họa dưới dạng “kẻ tung người hứng” để gây sức ép và can thiệp, yêu cầu thả tự
do cho các đối tượng bị bắt.
Những
luận điệu rêu rao trên là sai sự thật. Chẳng có ai bị khởi tố, bắt tạm giam chỉ
vì đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Chỉ có những đối tượng vi phạm
pháp luật, núp danh dân chủ thực hiện hành vi chống phá đất nước, chống phá
chính quyền nhân dân, bị CQĐT khởi tố, điều tra. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị
can là những hoạt động tố tụng đầu tiên của quá trình điều tra. Để xác định
tính chất, mức độ hành vi phạm pháp đối với Bùi Tuấn Lâm, Đặng Đăng Phước, các
cơ quan tố tụng sẽ phải thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ và tiến hành các
bước tiếp theo. Tuy nhiên, nếu ai theo dõi hoạt động của những kẻ tự xưng “giới
dân chủ” thì cũng không xa lạ gì đối với hai bị can này.
Bị can
Bùi Tuấn Lâm thường xuyên sử dụng tài khoản mạng Facebook “Peter Lam Bui” để
đăng tải, chia sẻ các bài viết, video, phát sóng trực tiếp (livestream) có
thông tin, nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước; cổ súy các hoạt động chống chính quyền; xúc phạm lãnh tụ, xúc phạm uy
tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân thực thi pháp luật; công khai ủng hộ Phạm
Đoan Trang, Lê Dũng Vova, Trịnh Bá Phương - những kẻ chống phá Nhà nước, đã bị
cơ quan chức năng đưa ra xét xử. Ngoài ra, Bùi Tuấn Lâm còn có mối quan hệ với
một số tổ chức, hội nhóm chống phá chính quyền như “Hội bầu bí tương thân”,
“Con đường Việt Nam”...
Còn Đặng
Đăng Phước, mặc dù là giáo viên, giảng dạy tại Trường CĐSP Đắk Lắk nhưng đối
tượng này không giữ chuẩn mực nhà giáo, liên tục lợi dụng mạng xã hội để lan
truyền các thông tin sai sự thật. Với lăng kính nhìn nhận của Phước, mọi vấn đề
trong xã hội đều trở nên đen tối, tiêu cực. Thay cho việc truyền thụ kiến thức,
nhân cách cho học sinh, đối tượng này lại núp danh dân chủ, nhân quyền, đưa ra
những phát ngôn xuyên tạc và thường xuyên tụ tập, tiếp xúc với các phần tử bất
mãn để tuyên truyền kích động, đả phá chính quyền. Khi Luật An ninh mạng được
thông qua, đối tượng này cũng là một trong số các phần tử kêu gọi tẩy chay,
phản đối. Các cơ quan chức năng nhiều lần nhắc nhở, giáo dục và yêu cầu chấm
dứt hành vi vi phạm pháp luật nhưng Đặng Đăng Phước không chấp hành, ngược lại
còn tiếp tục hoạt động ngày càng quyết liệt, cực đoan hơn.
Do đó,
việc khởi tố, bắt tạm giam đối với Bùi Tuấn Lâm và Đặng Đăng Phước để phục vụ
điều tra là tất yếu. Và cần có bản án nghiêm trị thích đáng...
Cần phải nghiêm trị những kẻ “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". K10
Trả lờiXóaNhững kẻ phản động, chống phá, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc đều phải bị trừng trị thích đáng. K10
Trả lờiXóaPhải trừng trị thích đáng với những kẻ xuyên tạc sự thật.chống phá nhà nước.k10
Trả lờiXóa