Đây không phải lần đầu
một thông điệp quyết liệt như vậy được truyền đi. Các đồng chí lãnh đạo cao
nhất của Đảng, Nhà nước nhiều lần thể hiện quyết tâm tuyên chiến với thái độ
làm việc bàng quan, "sớm chẳng cần (vừa), trưa chẳng vội" trong thực
thi công vụ hiện nay. Trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng khó khăn, phức
tạp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng từng nhấn mạnh: “Nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì
dẹp sang một bên cho người khác làm”.
Vì sao phải có những
thông điệp đầy chất “thép” ấy? Là bởi hiện tình trạng nhiều cán bộ trong hệ
thống công quyền của chúng ta đang có thái độ làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, thiếu
trách nhiệm, có việc mà không làm. Trong khi, nhiều vấn đề của đất nước ở tình
trạng “nước sôi lửa bỏng” đang rất cần cán bộ, chờ cán bộ. Đó là tình trạng
thiếu nghiêm trọng thuốc chữa bệnh, vaccine phòng bệnh; đó là tình trạng nhiều
nơi không giải ngân được vốn đầu tư công, trong khi lãi vay vẫn phải trả; đó là
tình trạng nhiều công trình ì ạch, liên tục chậm tiến độ, đội vốn; là thực tế
nhiều công việc chậm triển khai, tắc nghẽn về thủ tục; là trên phát mà dưới
không động...
Thời gian qua, nhiều
cán bộ bị xử lý sai phạm trong thực thi công vụ đã có những cách hiểu không
đúng bản chất. Chúng ta thừa nhận, cơ chế, chính sách có những lỗ hổng nhất
định, nhưng nếu đổ lỗi cán bộ sai phạm là do cơ chế, chính sách thì đó là
sự ngụy biện. Các sai phạm mà nhiều cán bộ bị xử lý, bản chất là do họ tham
nhũng, tiêu cực, tìm mọi cách để trục lợi từ kẽ hở cơ chế, chính sách. Đó là
những sai phạm do phẩm chất đạo đức, do suy thoái, là lỗi chủ quan của chính
mỗi cán bộ.
Cán bộ làm việc trong
hệ thống cơ quan công quyền được hưởng thành quả lao động của mình đó là tiền
lương, một số chế độ ưu đãi và có quyền lực khi giữ các vị trí công tác trong
hệ thống công quyền. Tiền lương ấy là tiền thuế của nhân dân đóng góp. Quyền
lực ấy thực tế thuộc về nhân dân, do nhân dân ủy thác cho họ. Bởi thế, người
cán bộ phải làm việc cho xứng đáng với sự đãi ngộ mà họ được hưởng, đừng ngộ
nhận về quyền lực của mình. Cán bộ là công bộc của dân, làm việc vì tập thể, vì
nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Bất luận trong hoàn cảnh nào người
cán bộ cũng phải hết lòng, hết sức làm việc.
Đảng, Nhà nước ta hiện
nay có đủ hành lang để bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Ngược lại, người cán bộ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, trong sáng,
không vụ lợi thì không có gì phải sợ, phải ngại. Đừng để chủ nghĩa cá nhân len
lỏi vào mỗi công việc của mình, bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cảnh báo:
“Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người
ta đi xuống dốc”.
Là người cán bộ phải dám nghĩ, dám làm, có tinh thần trách nhiệm cao, hết mình phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân.K10
Trả lờiXóaĐúng vậy.cần phải có những người dám nghĩ dám làm thì mới phục vụ cho tổ quốc.nhân dân.k10
Trả lờiXóaĐúng theo tinh thần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”. K10
Trả lờiXóa