Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

CẦN NGHIÊM TRỊ NHỮNG KẺ LÀM MÉO MÓ CHỦ TRƯƠNG NHÂN ĐẠO

 

Những tháng đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 có quy mô trên toàn cầu, hàng trăm ngàn người Việt đang ở nước ngoài bị kẹt lại, nhiều hoàn cảnh hết sức khó khăn... Trước trực trạng đó, thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước, đã có những chuyến bay mang tên “giải cứu” nhằm đưa những người có hoàn cảnh nói trên về nước một cách an toàn.

Việc tổ chức chuyến bay cứu hộ này vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động, vừa thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm tới công dân Việt Nam ở nước ngoài. Đây là sự cố gắng, nỗ lực của cả dân tộc, được thế giới công nhận là “hình mẫu” nhân văn, nhân ái, thể hiện bản chất chế độ xã hội mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có thể làm được trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, từ chính chính sách tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn đó, lại xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên - những người mang trong mình trọng trách là “công bộc của dân” đã móc ngoặc với nhau để tư lợi cá nhân. Chính vì thế mà, có những người dân mặc dù đủ điều kiện để được về nước trên chuyến bay “giải cứu” thì vẫn mất rất nhiều tiền; có người phải bỏ ra chi phí từ 4.000 - 5000 Euro...

Nhìn vào diễn biến của những chuyến bay mang tên giải cứu với mức giá “trên trời”, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Liên quan đến vụ việc này, người phát ngôn Bộ Công an - Trung tướng Tô Ân Xô từng cho biết, có gần 2.000 "chuyến bay giải cứu" người Việt từ nước ngoài về trong các đợt COVID-19. Mỗi chuyến bay sau khi trừ chi phí, lợi nhuận vài tỷ đồng. Nhiều người có suy nghĩ cho rằng, đây chẳng khác nào một “Việt Á mang tầm quốc tế”.

Và từ những sai xót này, tính đến ngày 28/9/2022 cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 19 người, trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải… và chắc hẳn, 19 người chưa phải là con số cuối cùng.

Các cán bộ, quan chức bị bắt trong vụ án này đều là những người có trình độ, học thức cao, nhiều người là lãnh đạo, hiểu biết pháp luật nhưng vẫn vi phạm. Điều đó là do họ thiếu bản lĩnh chính trị, không “chiến thắng” được những cám dỗ của tiền tài, vật chất, dẫn đến bị tha hóa, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. 

Qua đó cho thấy, để giữ được sự liêm chính, trong sạch thì đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn có tư tưởng và bản lĩnh vững vàng, tự “chiến đấu” với chính mình, không để “thất thủ” trước những cám dỗ của tiền tài, vật chất và quyền lực. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phòng, chống tham nhũng, đấu tranh không khoan nhượng, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm cũng như có những sự đột phá trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo ra những cơ sở cần thiết, tạo ra những “hàng rào” vững chãi trong phòng, chống tham nhũng, thực hiện được mục tiêu “không thể tham nhũng”, “không dám tham nhũng” và “không cần tham nhũng”.

 

3 nhận xét:

  1. Kiên quyết đấu tranh bài trừ những hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong Đảng và hệ thống chính quyền.K10

    Trả lờiXóa
  2. Để giữ được sự liêm chính, trong sạch thì đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn có tư tưởng và bản lĩnh vững vàng, tự “chiến đấu” với chính mình. K10

    Trả lờiXóa
  3. Các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phòng, chống tham nhũng, đấu tranh không khoan nhượng, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, tiêu cực. K10

    Trả lờiXóa