1. Khái quát về biển đảo nước ta
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt
Nam là một phần biển Đông.
Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ 100km2 thì
có 1km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất liền/1km
bờ biển).
Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: 1 triệu km2/330.000km2). Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn
Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận
lợi, phát triển ngành biển.
Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển
phát triển, tồn tại tốt. Có
tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm.
* Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to
lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước,
đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân.
2. Tiềm năng và tầm quan trọng của biển
* Về kinh tế.
- Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến
nay có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị
kinh tế cao khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 3 triệu
tấn/năm.
- Rong biển: Trên biển nước ta có trên
600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu
phong phú.
- Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có
nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng
gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân
3.500gr/m2.
- Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng
hơn l triệu km2 trong đó có 500.000km2 nằm
trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt
Nam có thể chiếm 25% trrữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ
30-40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng
dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài
dầu Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m3/năm.
- Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc
từ Bắc tới Nam theo chiều dài đất nước, với 3.260km bờ biển có nhiều cảng,
vịnh… rất thuận liện cho giao thông, đánh bắt, hải sản. Nằm liên trục giao
thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, trong tương lai
sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ trên biển (đóng tàu, sửa chữa tàu,
tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn dắt...).
- Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên
đẹp, là tiềm năng du lịch lớn của nước ta.
* Quốc phòng, an ninh:
Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông sang Tây,
từ Bắc xuống Nam, vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan trọng. Đứng trên vùng
biển-đảo của nước ta có thể quan sát khống chế đường giao thông huyết mạch ở
Đông Nam Á.
Biển-đảo nước ta có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với sự phát
triển trường tồn của đất nước.
3. Đảo và quần đảo nước ta và tầm quan trọng của nó
- Đảo và quần đảo:
Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó:
+ Vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo.
+ Bắc Trung Bộ trên 40 đảo.
+ Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế,
dân cư, thường người ta chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:
+ Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng
biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh
quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước ta. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu,
Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ…
+ Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh
tế-xã hội. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn
Đảo, Phú Quốc.
+ Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và
cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó
là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện
đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn
(Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...
+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta.
4. Vịnh Bắc Bộ
- Nằm ở Tây Bắc Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và
Trung Quốc.
- Diện tích khoảng 126.250km2, chiều ngang, nơi rộng
nhất khoảng 310 km và nơi hẹp nhất khoảng 220km. Hiệp định phân định Vịnh Bắc
Bộ ký tháng 12/2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xác định biên giới lãnh hải
của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân, cũng như giới hạn vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của ta và Trung Quốc ở trong Vịnh Bắc Bộ. Về diện tích tổng
thể theo mực nước trung bình thì ta được 53,23%, Trung Quốc được 46,77% diện
tích Vịnh.
- Là vịnh nông, nơi sâu nhất khoảng 100m.
Thềm lục địa Việt Nam khá rộng, độ dốc thoải và có một lòng máng
sâu trên 70m gần đảo Hải Nam của Trung Quốc.
- Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ, đảo Bạch
Long Vĩ diện tích 2,5km2 cách đất liền Việt Nam 110km, cách đảo
Hải Nam của Trung Quốc 130km. Có nhiều nguồn lợi hải sản và tiềm năng dầu khí
(trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 44 vạn tấn).
5. Vịnh Thái Lan
- Nằm ở Tây Nam biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam,
Campuchia, Thái Lan, Malaixia. Diện tích khoảng 293.000km2, chu vi
khoảng 2.300km. Là một vịnh nông, nơi sâu nhất khoảng 80 mét.
Đảo Phú Quốc trong Vịnh là đảo lớn nhất của Việt Nam, diện tích
567km2.
Có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 51
vạn tấn).
Có tiềm năng dầu khí lớn: Việt Nam đã khai thác và hợp tác khai
thác vùng chồng lấn với Malaixia.
6. Vài nét về Hoàng Sa - Trường Sa
- Quần đảo Hoàng Sa
+ Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ
lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát
Vàng, Hoàng Sa.
+ Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 đến
1130 Đông, vĩ độ 15045’; đến 17015’,
ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường
biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước
Châu Á với nhau.
+ Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và
một số đối tượng địa lý khác trong vùng biển rộng khoảng 30.000 km2 chia
ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là Nhóm An Vĩnh, nhóm phía Tây là
Nhóm Lưỡi liềm. Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ
năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ
khu vực Việt Nam).
+ Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận
Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng
Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố
Đà Nẵng.
+ Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.
Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam.
- Quần đảo Trường Sa
+ Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về
phía Nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm
trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2 với chiều Đông
Tây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6030’ Bắc
đến 120 Bắc và từ kinh độ 111030’ Đông đến 117020’
Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý.
+ Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại
Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi
Lim, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Đình là
đảo rộng nhất (0,6km2) trong quần đảo.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió,
giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Quần đảo
Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta,
bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt
phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu.
Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21 đảo và bãi đá ngầm trên quần đảo
Trường Sa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét