Thứ Năm, 11 tháng 4, 2024

TÔN TRỌNG, THỰC HIỆN TỐT VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN LÀ CHÍNH SÁCH NHẤT QUÁN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Điều này muốn khẳng định rõ: Tất cả các luận điệu xuyên tạc nhằm thêu dệt, bóp méo tình hình nhân quyền ở Việt Nam là hoàn toàn bịa đặt, vu khống trắng trợn nhằm thực hiện những mưu đồ chính trị đen tối của các phần tử cơ hội, các thế lực thù địch do ích kỷ, hẹp hòi, không cam chịu khi thấy Việt Nam ngày càng phát triển!

Có thể khẳng định rằng: lịch sử đấu tranh để giải phóng dân tộc, đòi quyền độc lập trong đó có cả những quyền cơ bản nhất của con người, của dân tộc là minh chứng sống động nhất cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Bàn về vấn đề nhân quyền, ngay từ những năm 20 của thế kỷ 20, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã thay mặt nhóm những người An Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Versailles (năm 1919) bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, trong đó nêu bật các quyền con người phải được thực hiện ngay trong khi chờ đợi thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Song điều mà Nguyễn Ái Quốc nhận được là một sự thất vọng bởi sự thờ ơ không lời phúc đáp. Qua việc bản Yêu sách không được chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy, như sau này Người đã viết: “Nhưng sau một thời gian nghiên cứu và theo dõi, chúng tôi nhận thấy rằng "chủ nghĩa Uynxơn" chỉ là một trò bịp bợm lớn”.
Điều này muốn khẳng định một sự thật phũ phàng rằng: Chính chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản mới là những kẻ luôn chà đạp lên số phận con người, quyền con người một cách trắng trợn và dã man nhất. Bởi thực tế, nói đến chủ nghĩa Uynxơn, thực chất đó là chính sách đối ngoại ăn cướp của đế quốc Mỹ, chống lại nước Nga Xôviết mới ra đời, lợi dụng sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu để nâng cao địa vị quốc tế của Mỹ và tăng cường nô dịch các dân tộc bị áp bức. Nhưng nó lại được che giấu bằng những lời lẽ mị dân về “dân chủ” và “quyền dân tộc tự quyết”.
Từ đó, dấn thân mình vào cuộc đời của một nhà cách mạng chuyên nghiệp, với tư cách một người đấu tranh giải phóng dân tộc, một người cộng sản, Hồ Chí Minh nói tới thân phận con người, quyền con người trên những bình diện ngày càng rộng lớn. Đây không chỉ là thân phận của các cá nhân, mà còn là của các dân tộc, “các chủng tộc thấp kém”… Người đã đặt chân đến nhiều nơi, nhiều châu lục khác nhau trên thế giới và tận mắt chứng kiến những cảnh đời, thân phận nô lệ bị tước mất hết quyền làm người chân chính. Vì vậy, Người đã có sự khái quát rất sâu sắc rằng: “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Do vậy, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh đã đấu tranh để bênh vực và nhằm giải phóng tất thảy mọi kiếp người lầm than, khổ cực.
Những quan điểm, tư tưởng cao cả đó đã được Đảng, Nhà nước Việt Nam quán triệt và thực hiện một cách sâu sắc trong điều kiện mới, thể hiện nhất quán ở đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn về vấn đề đảm bảo nhân quyền.
Thực vậy, xuyên suốt các giai đoạn cách mạng, nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, tất cả vì con người, vì nhân dân và lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển… được thể hiện, chứng minh trong mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và thực tế thành tựu nước Việt Nam đạt được.
Thành quả tích cực, to lớn của đường lối, chủ trương chính sách đúng của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn để đảm bảo đảm nhân quyền là những minh chứng khoa học, thực tế nhất để những kẻ cơ hội, các thế lực thù địch Không thể phủ nhận thành tựu nhân quyền của Việt Nam
Bên cạnh những nỗ lực xây dựng và hoàn thiện thể chế về quyền con người, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Các quyền con người về dân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa ở Việt Nam được quy định rõ trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân được phát huy. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bình đẳng của các dân tộc; quyền sống, được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể; quyền tự do đi lại và cư trú… của người dân được tôn trọng. Việt Nam đã thành công về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người. Cụ thể như sau:
Một là, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật; đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Hai là, chất lượng an sinh xã hội ngày càng được nâng cao. Ba là, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp không ngừng được mở rộng diện bao phủ. Bốn là, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm. Nhà nước tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động tự do tín ngưỡng tôn giáo, đúng pháp luật. Năm là, trong thực hiện bình đẳng giới, phụ nữ là một trong những đối tượng được ưu tiên trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Sáu là, Việt Nam tích cực đóng góp vào hoạt động nhân quyền của Liên hợp quốc. Như việc tham gia tích cực, là thành viên có trách nhiệm trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc từ khi cơ quan này được thành lập từ năm 2006 đến nay.
Tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người là một chủ trương nhất quán của Việt Nam, thể hiện cam kết cũng như quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực thi các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người. Đặc biệt, sau khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào năm 1977, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia hầu hết vào các công ước quốc tế về quyền con người. Đến nay, chúng ta đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản. Việt Nam thực sự là điểm sáng, tiên phong trong thực hiện cam kết.
Nhìn về quá khứ, từ một nước bị chiến tranh tàn phá, bị bao vây cấm vận, qua hơn 37 năm đổi mới, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vươn lên mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người; đó là những minh chứng sống động nhất để vạch trần bản chất xấu xa, bỉ ổi, xuyên tạc của các phần tử cơ hội, của các thế lực thù địch vì không cam chịu khi thấy Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét