Nhìn vào mục đích trên, nhiều người nghĩ rằng RSF là một tổ chức
chân chính, hoạt động vì sự tiến bộ “bảo vệ tự do báo chí”, thúc đẩy tự do và
văn minh của thế giới. Nhưng trái ngược với chủ trương của Liên hợp quốc và
cũng trái với tôn chỉ được nêu, lâu nay tổ chức này thường xuyên có những luận
điệu sai trái, xuyên tạc tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận của một số
nước, trong đó có Việt Nam. RSF công khai bênh vực cho những đối tượng lấy danh
nghĩa báo chí để thực hiện các hành vi phạm tội, đã bị xử lý hình sự như Phạm
Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Lê Trọng Hùng… RSF gắn cho họ cái
mác “nhà báo độc lập” để qua đó chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tự do báo chí
ở Việt Nam, tìm cách hạ uy tín và kêu gọi quốc tế can thiệp vào công việc nội
bộ của Việt Nam.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, RSF không đưa ra được khái niệm về
“nhà báo độc lập” và làm rõ nội hàm về “tự do báo chí” một cách cụ thể, rõ ràng
để làm cơ sở cho các phán xét của mình. Và với cách tiếp cận không dựa trên nền
tảng hiểu biết chung nên phương pháp đánh giá tình hình tự do báo chí của RSF
chẳng khác nào “thầy bói xem voi”, luôn mang tính quy chụp, thiếu tính khách
quan, thiếu minh bạch.
“Quốc có quốc pháp, gia
có gia quy”, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Lê Trọng Hùng
hay bất cứ ai khi sinh sống tại Việt Nam thì họ phải chấp hành quy định của
pháp luật Việt Nam. Do đó, không thể lấy danh tiếng là “nhà báo tự do” mà có
thể đứng ngoài vòng pháp luật hiện hành; không thể lợi dụng quyền tự do dân
chủ, tự do báo chí để viết, phát tán các thông tin sai trái, độc hại hay sản
xuất, tung ra các ấn phẩm nhằm tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Việc bắt, xử lý các đối tượng này trước pháp luật, các cơ quan
tiến hành tố tụng đều có chứng cứ rõ ràng, thuyết phục và xét xử phải căn cứ
với điều luật, tội danh tương ứng. Với các hành vi và những hậu quả gây
ra, việc các đối tượng bị toà tuyên các bản án là đã căn cứ, đánh giá khách
quan, đầy đủ chứng cứ, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Cần thấy rằng, việc xét xử, tuyên các bản án đối với bị cáo là biện pháp mà các
cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện do các đối tượng phạm tội đến cùng,
bất chấp các cơ quan chức năng đã nhiều lần áp dụng các biện pháp giáo dục,
khuyên giải, xử lý hành chính mà vẫn “chứng nào tật nấy”, tiếp tục tái phạm,
thậm chí ngày càng nguy hiểm, manh động hơn. Do đó, một lần nữa cần khẳng định
không hề có chuyện Việt Nam giam giữ nhà báo “tuỳ tiện” như RSF quy chụp.
Đặc biệt, một thực tế cho thấy, sau khi những đối tượng trên bị
xử lý trước pháp luật, người sử dụng mạng xã hội tránh được những thông tin xấu
độc, sai trái; góp phần làm “sạch” thông tin theo đúng nghĩa, giảm những bài
viết xuyên tạc, bôi nhọ, xâm phạm quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, tổ chức và công dân, ngăn ngừa quan điểm mang tính a dua, cổ xuý thông
tin sai trái, chống phá cực đoan.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa