Do đó, việc kiểm soát quyền lực được Đảng ta cụ thể hóa chủ trương
bằng các quy chế, quy định khá cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Nhưng
thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều hạn chế trong kiểm soát quyền lực trong công
tác cán bộ… Điều này biểu hiện rõ qua hàng loạt vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu
cực đã và đang bị phanh phui với không ít cán bộ thoái hóa, biến chất khiến dư
luận không khỏi bức xúc. Điển hình như năm 2022, Phó Chánh án Tòa án nhân dân
tỉnh Bạc Liêu bị bắt quả tang khi đang nhận tiền của một nữ bị cáo để chuyển 6
tháng tù giam thành 6 tháng tù treo…; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,
Ngân hàng SCB và một số đơn vị khác…
Nhìn nhận những hạn chế dẫn đến “kẽ hở” trong cơ chế kiểm soát
quyền lực, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính
phủ đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp, quy định nhằm xây dựng, hoàn thiện
thể chế, cơ chế, biện pháp, cách thức để kiểm soát quyền lực và phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực thực sự hiệu quả…
Điển hình là tháng 10/2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định
131-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công
tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra,
kiểm toán. Tiếp đó, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát
quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án.
Việc ban hành hai quy định này cho thấy, Đảng ta không chỉ quyết
tâm làm trong sạch đội ngũ cán bộ trong các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, Đảng
còn quyết liệt bảo vệ sự lành mạnh trong quan hệ xã hội, sự minh bạch của hệ
thống công quyền và củng cố niềm tin, sự ủng hộ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã
hội trên nhiều mặt trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước. Đồng thời, hướng
tới mục tiêu xây dựng bộ máy tố tụng trong sạch, minh bạch; quyền lực luôn đi
kèm nghĩa vụ và trách nhiệm.
Những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật của bất cứ ai trong quá
trình thực thi công vụ sẽ tiếp tục được xử lý nghiêm minh. Như mới đây là việc
nghiêm trị các cán bộ cấp cao liên quan đến những vi phạm trong vụ án “Chuyến
bay giải cứu”...
Có thể khẳng định, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở
Việt Nam đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược, được cán bộ, đảng
viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Quyết tâm “chống giặc nội xâm”, khắc phục những bất cập bằng “lồng cơ chế” đó,
như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Phải phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực, thực hành liêm chính ngay trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực.
Trái với kết quả tích cực trên, các thế lực thù địch ở nước ngoài
và phần tử cơ hội chính trị lại lợi dụng việc này để đưa ra những luận điệu
xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Chúng rêu rao rằng: Chống tham nhũng vẫn chỉ là “tắm từ vai trở xuống”, vẫn “có
vùng cấm”, “có ngoại lệ”… Đến khi bắt đầu có một số vụ án được đưa ra xét xử với
các bị cáo là nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,… thì luận
điệu chống phá lại trơ tráo chuyển thành “chống tham nhũng chỉ là đấu đá nội bộ,
phe cánh”… Không khó để nhận thấy động
cơ của những thế lực thù địch đó là lợi dụng công cuộc phòng, chống tham nhũng
để lừa bịp, kích động, gây mơ hồ ảo tưởng, nhận thức sai lệch của Nhân dân về
Đảng.
Vì thế, mỗi người dân cần tỉnh táo trước những luận điệu lừa bịp
của các thế lực thù địch.
Mỗi người dân cần tỉnh táo trước những luận điệu lừa bịp của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa