Bên cạnh
những giá trị đạo đức, các tôn giáo còn có hệ thống những lễ hội rất phong phú.
Trước đây, việc tổ chức và tham gia lễ hội là công việc nội bộ giáo hội và tín
đồ trong đạo. Ngày nay, rất nhiều lễ hội tôn giáo không còn là chuyện riêng của
từng tôn giáo mà nó có sức lan toả, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng xã hội như Lễ
Giáng sinh, Phục sinh của đạo Công giáo, đạo Tin lành; Lễ Phật đản, Vu lan của
Phật giáo; Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Hội thánh Cao đài Tây Ninh… Chẳng
hạn như Lễ Giáng sinh của đạo Công giáo, xưa kia Giáng sinh là dịp để các chức
sắc, nhà tu hành và những con chiên tưởng niệm, hân hoan chào đón thời khắc
Chúa Jesu ra đời. Trước ngày Giáng sinh, các tín đồ trang trí nhà cửa, hang đá
thật đẹp để chào đón Chúa ra đời. Trong đêm Giáng sinh, cộng đoàn tín đồ tập
trung về nhà thờ để đọc kinh, cầu nguyện, hát ca mừng Chúa Giáng sinh.
Ngày nay, ở
Việt Nam, lễ Giáng sinh đã vượt ra khỏi giáo đường của đạo Công giáo. Lễ Noel
dần dần trở thành một sinh hoạt cộng đồng. Trong đêm Giáng sinh, người theo đạo
vẫn thực hành những nghi thức, nghi lễ truyền thống của đạo Công giáo còn người
ngoại đạo tập trung đi xem lễ. Cũng trong đêm Noel, trẻ con háo hức chờ đợi để
được Ông già Noel tặng quà; nhiều gia đình rủ nhau mở tiệc liên hoan, bạn bè tổ
chức gặp mặt uống cà phê, ca hát, các bà, các chị cùng nhau đi mua sắm. Cũng
trong dịp lễ Giáng sinh, các cô gái, chàng trai không bỏ lỡ thời cơ thể hiện
tình cảm, hẹn hò, tìm những quà tặng độc đáo dành cho người mình yêu…
Qua đó, lễ
Giáng sinh góp phần tạo nên một bức tranh đa sắc màu về tự do, tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân. Thực tiễn đó phản
bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, vu cáo Việt
Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền, vu cáo Việt Nam “đàn áp tôn giáo”…
bài rất thực tế
Trả lờiXóa