Vụ đình công phản đối Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại
một số tỉnh, thành phố; vụ lợi dụng phản đối trạm BOT Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang
năm 2017. Một số vụ việc mang bóng dáng "bất tuân dân sự" như: Bất
tuân cưỡng chế của một số đối tượng khi giải phóng mặt bằng ở Bắc Giang, Hải
Phòng, Hà Nội...; bất tuân quy định về thành lập hội (nhóm), đòi lập các tổ
chức xã hội dân sự (thực chất là phản động trá hình) như "Hội anh em dân
chủ", "Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam", "Hội văn đoàn độc
lập Việt Nam"...
Đặc biệt, hiện nay các đối tượng đẩy mạnh các hành vi “bất tuân
dân sự” vào các lực lượng như Cảnh sát đang làm nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ tại
các trụ sở tiếp công dân, sau đó quay video tung lên mạng xã hội nhằm xuyên tạc
và tuyên truyền kích động người dân thực hiện các hành vi chống đối tương tự.
Hoạt động kích động “Bất tuân dân sự” trên không gian mạng được
tổ chức ngày càng chặt chẽ, các tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Voice
công khai giật dây. Chúng lợi dụng các vấn đề dân sinh xã hội còn có hạn chế,
khuyết điểm khiến người dân bức xúc để kích động chống phá, làm suy giảm niềm
tin, tích tụ thêm mâu thuẫn của người dân đối với chính quyền, với Đảng, Nhà
nước; thông qua đó để tập hợp, xây dựng, phát triển lực lượng, hợp thức hóa,
công khai hóa việc chống đối chính quyền. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa
"bất tuân dân sự" với "xã hội dân sự", sử dụng các tổ chức
"xã hội dân sự" để chỉ đạo, điều hành "bất tuân dân sự".
Tiếp tục sử dụng các chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, triệt
để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo, các sự kiện, vụ việc,
những sơ hở, bất cập của ta trong quá trình triển khai các quyết sách phát
triển kinh tế-xã hội, đối ngoại... để đẩy mạnh tuyên truyền chống phá; lôi kéo,
kích động nhân dân tụ tập, tuần hành, biểu tình...
Nhìn vào thực tế những gì đã diễn ra ở các nước Đông Âu, Liên Xô
(cũ), Trung Đông, Bắc Phi… có thể thấy rất rõ “bất tuân dân sự” luôn có xu
hướng leo thang thành bạo lực, bạo động, gây ra bất ổn xã hội, thậm chí khủng
hoảng nghiêm trọng; là nguồn gốc thai nghén các cuộc “cách mạng màu”, “cách
mạng đường phố”, bạo loạn lật đổ chính quyền… Các hành vi của cái gọi là “bất
tuân dân sự” nhằm chống đối, không phục tùng những điều luật, quy định đã được
ban hành, thi hành và thừa nhận trên thực tế tại các quốc gia, vùng lãnh thổ
chính là coi thường kỷ cương pháp luật, đi ngược hoàn toàn với các nguyên tắc
của nhà nước pháp quyền trong một xã hội văn minh.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức rất rõ vai trò quan
trọng, thiết yếu của các quyền tự do, dân chủ của người dân với ý nghĩa là một
quyền thiết thân của con người, là động lực phát triển của đất nước. Tuy nhiên,
không một quốc gia nào trên thế giới lại dung thứ các hành vi lợi dụng dân chủ,
cổ xúy cho các hành vi vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến trật tự, an toàn xã
hội, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và của người dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét