Phản biện xã hội là sự nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến khẳng định những nội dung đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án, đồng thời phát hiện những điểm chưa chính xác, chưa phù hợp với đời sống xã hội và lợi ích chính đáng của Nhân dân để kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho chính xác và phù hợp.
Thực
tế cho thấy, cùng với nhiều đóng góp chân thành có ý thức xây dựng của Nhân dân thì một số kẻ đã lợi dụng
phản biện xã hội để thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước. Các thế lực thù
địch lợi dụng phản biện xã hội để tập hợp lực lượng chống đối chính trị, thúc
đẩy sự đối kháng trong xã hội, tạo các lực lượng đối lập. Từ “phản biện” đến
phản đối và chống đối, mục đích sâu xa là bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở
Việt Nam.
Trước đây, một số hội, đoàn tự xưng
như “Hội Nhà báo độc lập”, “Văn đoàn độc lập Việt Nam” (thành lập trái pháp
luật) đã rêu rao, tự cho mình là tổ chức nghề nghiệp nhưng thực chất là tổ chức
đối lập, mở ra các diễn đàn để thu hút các nhà báo, nhà văn tham gia nhưng thực
chất là lợi dụng phản biện xã hội đã đăng tải những bài viết xuyên tạc đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó, một số đối tượng giả
danh phản biện thông qua các “thư ngỏ”, “thư kiến nghị” gửi các cấp, ngành, gửi
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đăng tải trên các mạng xã hội, trả lời
phỏng vấn của các báo, đài nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam để trình bày
ý kiến cá nhân về những chủ trương, chính sách. Họ cố tình miệt thị, công kích,
bóp méo sự thật, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước. Mặt khác, họ thổi phồng những tồn tại, hạn chế của đời sống xã hội, quy
chụp cực đoan rằng mọi hạn chế và tiêu cực ở nước ta là do sự trì trệ về chính
trị và “do độc Đảng”.
Một số đối tượng bất mãn, cơ hội
chính trị, cực đoan còn núp bóng “nhà phản biện” có hành vi làm, tàng trữ, phát
tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước như
Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng… Sau khi các đối tượng bị cơ quan chức năng
khởi tố, bắt giam, xét xử theo quy định của pháp luật thì một số tổ chức, hội
nhóm phản động kêu oan, bẻ lái, tẩy trắng tội danh rồi vu cáo chính quyền Việt
Nam “bịt miệng người bất đồng chính kiến”, “ở Việt Nam có quyền tự do phản biện
nhưng chỉ phản biện theo hướng của đảng”…
Những âm mưu, thủ đoạn trên đối lập
hoàn toàn với phản biện xã hội mà chính là phá bĩnh xã hội. Thực chất phá bĩnh
xã hội là công cụ được các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, số tổ chức,
hội nhóm cơ hội chính trị, cực đoan, các hãng truyền thông hải ngoại thiếu
thiện chí với Việt Nam thường xuyên sử dụng.
Thông qua các trang mạng xã hội, các
cá nhân, tổ chức thù địch, phản động luôn tìm mọi cách tán phát những thông tin
sai trái, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống và chụp mũ, đả kích, nói xấu; tùy tiện
đưa ra luận điệu sai trái, xuyên tạc đánh lừa nhận thức dư luận, phản đối chế
độ và chính sách hiện hành; phủ nhận thành tựu và sự phát triển của đất nước,
gây nghi ngờ, tạo tâm lý hoang mang trong Nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn
kết dân tộc, phá hoại lòng tin, sự đồng thuận xã hội trong nước, hạ thấp vị
thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Vì thế, mọi người dân hãy hết sức tỉnh táo trước
những thông tin của những kẻ đội lốt phản biện xã hội mà thực chất là những kẻ phá
bĩnh, chuyên chọc gậy bánh xe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét