Cứ vào dịp tháng 7, trong khi cả nước hướng về Ngày Thương binh, Liệt sĩ với biết bao lòng thành kính, nhớ ơn công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ và đồng bào đã ngã xuống thì cũng là lúc những luận điệu chống phá, lời lẽ ngược dòng lại xuất hiện nhiều hơn.
Lợi dụng
những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người có công ở một số địa phương, các thế lực thù địch tỏ rõ thói “đạo đức
giả” khi tung ra nhiều bài viết, hình ảnh, video với nội dung vu cáo “chính
quyền không quan tâm”, “người có công bị bỏ rơi”, để hạ bệ, phủ nhận vai trò,
nỗ lực của Đảng, Nhà nước trong chăm lo người có công. Một số kẻ vu cáo Đảng,
Nhà nước “bỏ mặc các gia đình liệt sĩ, các thương, bệnh binh”, miệt thị rằng
trong chiến tranh vì nghe “lời xúi giục, dối lừa của Đảng” mà lao vào trận
chiến, nay bỏ thân hay tàn phế thì không ai quan tâm!
Thâm độc hơn, họ đồng nhất nghĩa vụ
thiêng liêng cao cả của lực lượng cách mạng với những kẻ phản cách mạng; đánh
đồng sự hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng
vũ trang nhân dân cũng giống như những binh lính Việt Nam cộng hòa - tay sai
của thực dân, đế quốc, đòi vinh danh chế độ Việt Nam cộng hòa. Số đối tượng xấu
còn cố tình “bẻ lái” sự hy sinh, cống hiến của anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh
binh, xuyên tạc những hy sinh, mất mát là do cảnh “nồi da, nấu thịt”, “huynh đệ
tương tàn”. Từ đó, họ đòi bỏ Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, chối bỏ những cống
hiến quên mình của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong
công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; phủ nhận chính sách của
Đảng, Nhà nước đối với người có công.
Thực chất đó là những luận điệu hết
sức sai trái, thể hiện bản chất phi nhân văn, phản đạo đức của các thế lực thù
địch, số tổ chức, cá nhân phản động sống lưu vong ở hải ngoại, các hãng truyền
thông hải ngoại định kiến với Việt Nam. Có thể thấy, những thông tin sai trái
phát tán trên mạng xã hội trắng trợn xuyên tạc, cố ý lập lờ đánh lận con đen,
đánh tráo giá trị, đổi trắng thay đen, đổi đen thành trắng, nói không thành có,
nói có thành không nhằm gây xáo trộn tư tưởng, tạo hoài nghi, mất tin tưởng về
chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công. Mục đích không chỉ kích
động chống phá Đảng, Nhà nước mà còn cố tình làm băng hoại truyền thống đạo lý
“uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, giảm sự chung tay của toàn xã hội
trong chăm lo người có công với cách mạng, gia đình chính sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét