Trước đó,
tháng 2-1930, Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng thảo luận, thông qua, cũng là những
văn bản rất ngắn gọn, khúc chiết, súc tích. Đây là những cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng ta. Mặc dù mỗi văn bản chỉ gói gọn trong một trang giấy nhưng
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã xác định rõ chủ trương, các giai
đoạn, đối tượng và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, trở thành kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của Đảng.
Dẫn hai
ví dụ điển hình như trên, soi chiếu trong tình hình hiện nay, chúng ta đều thấy
rõ, đặc điểm phổ biến của nghị quyết hiện nay là văn bản rất dài. Khập khiễng
và duy ý chí khi so sánh về hình thức văn bản, độ dài-ngắn của các nghị quyết
của Đảng trong lịch sử với giai đoạn hiện nay, bởi mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng
có sứ mệnh, nhiệm vụ khác nhau; trình độ của cán bộ, đảng viên và trình độ dân
trí cũng khác nhau. Tuy nhiên, theo quy luật nhận thức và hành động thì rõ
ràng, chỉ khi cán bộ, đảng viên nắm chắc, hiểu sâu, nhớ rõ nghị quyết thì việc
vận dụng vào thực tiễn nhiệm vụ mới thực sự hiệu quả. Chánh cương vắt tắt, Sách
lược vắn tắt hay Đề cương về văn hóa Việt Nam có “hay” không? Rất hay! Cái hay
không chỉ ở sự ngắn gọn, súc tích mà nội dung vừa mang tính khoa học, vừa mang
tính đại chúng, ai đọc cũng có thể hiểu được.
Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy cán bộ, đảng viên về cách viết: Mình
viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem không nhớ được, không hiểu
được là viết không đúng, nhắm không đúng mục đích. Mà muốn người xem hiểu được,
nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ người xem. Người nhấn mạnh:
"Trước hết cần phải tránh cái lối viết "rau muống", nghĩa là
lằng nhằng "trường giang đại hải”... Như vậy, viết ngắn mà rõ ràng, đầy
đủ, dễ nhớ, dễ học, dễ triển khai hiệu quả... thì mới thực sự là hay.
Cần viết ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thực hiện tránh tình trạng dài dòng mà nhiều nghĩa người đọc khó hiểu và k thực hiện được.k10
Trả lờiXóa