Những lợi ích, tác động tích cực mà mạng xã hội mang
lại là không thể phủ nhận. Song, đi cùng với những giá trị tốt đẹp, những mặt
trái, vấn nạn đến từ mạng xã hội cũng xuất hiện không ít. Trong đó, đáng báo
động chính là tình trạng xuống cấp về đạo đức, những biểu hiện lệch chuẩn trong
văn hóa ứng xử trên mạng và thậm chí là lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành
vi vi phạm pháp luật. Thời gian gần đây, mạng xã hội liên tục “dậy sóng” với
những vụ “bóc phốt”, “đấu tố”, hiện tượng mạng xã hội được sử dụng như một kênh
để giải quyết mâu thuẫn, xúc phạm, tấn công nhau gây bức xúc trong dư luận xã
hội.
Có thể kể đến một số vụ việc như: Nữ doanh nhân liên tục
livestream “bóc phốt” các nghệ sĩ nổi tiếng, đưa các thông tin chưa được kiểm
chứng, xúc phạm uy tín, danh dự của nhiều tổ chức, cá nhân; một nhóm cổ động
viên Việt Nam quá khích “tấn công” Facebook của trọng tài trận đấu vòng loại
World Cup giữa đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội tuyển các Tiểu Vương quốc Ả
Rập thống nhất bằng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa; mới đây nhất là sự
kiện một bộ phận người hâm mộ Việt tràn vào Fanpage của cuộc thi hoa hậu Miss Grand
International để công kích khi đại diện từ nước ta không lọt vào Top 10…
Bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội để tấn công, xúc
phạm người khác, những nội dung nhảm nhí, độc hại, hình ảnh phản cảm cũng ngày
càng phổ biến trên các trang mạng xã hội. Thực tế cho thấy, những “trào lưu”
xấu trên mạng xã hội dễ dàng thu hút sự chú ý của người dùng hơn so với những
nội dung “sạch”, có giá trị. Có thể kể đến một số nội dung vô bổ trên mạng xã
hội từng trở thành xu hướng như: xin vía học giỏi từ búp bê ma; chê người miền
Trung keo kiệt; trào lưu “khoe tâm hồn” (trào lưu kéo áo khoe cơ thể, lắc hông
phản cảm); kéo tấm chắn che cửa sổ trên máy bay để ghi hình khi đi máy bay...
Với mô típ là ăn mặc hở hang, sử dụng từ ngữ ‘độc, lạ”, cứ xử
thiếu văn minh, hàng loạt các “thần tượng mạng” được ra đời như Huấn Hoa Hồng,
Khá Bảnh, Khánh Sky, Anna Bắc Giang... Những “thần tượng mạng” nổi lên từ các
trào lưu phản cảm, nhảm nhí dần trở thành hình mẫu cho giới trẻ noi theo, có
thể dẫn tới những hệ lụy đáng báo động.
Từ thực trạng trên cho thấy, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đã
và đang bị chính người sử dụng coi nhẹ. Chính vì vậy, để góp phần gìn
giữ và phát triển văn hoá tốt đẹp,
ngăn chặn hành vi ứng xử thiếu lành mạnh
trên mạng xã hội rất cần sự tham gia từ cả phía các cơ quan
quản lý lẫn người dân; mà trước hết mọi người dân cần hiểu rằng mạng xã hội
không phải là vùng “vô luật”, không thể tự do đăng tải một cách tùy tiện; và mạng xã hội không phải là ảo mà là thật,
mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cần đấu tranh những hành vi.phẩm chất đạo đức sai trái trên mạng xã hội.không để những hành động đó làm ảnh hưởng đến các thế hệ sau này.k10
Trả lờiXóaNhững truyền thống tốt đẹp phải càng được phát huy và lan toả hơn nữa để mọi người có thể hiểu và đấu tranh với những quan điểm sai trái với phẩm chất đạo đức lối sống của nhân dân ta.k10
Trả lờiXóa