Đồng chí Võ Văn Kiệt, xuất thân từ
nông dân, chưa tròn 16 tuổi đã thoát ly gia đình, suốt mấy mươi năm đi làm cách
mạng, với lòng yêu nước, thương dân, tư chất thông minh hiếm có, nhãn quan
chính trị sắc sảo, tầm hiểu biết rộng, sâu sát thực tế, phong cách dám làm, dám
chịu trách nhiệm… đã tạo nên tầm vóc, bản lĩnh, nhân cách Võ Văn Kiệt. Đồng chí
là một trong những kiến trúc sư hàng đầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Là người đóng vai trò động lực trong công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam khởi đầu giữa những năm 1980. Tên tuổi của ông gắn liền với những chính sách có tính đột phá như: xóa bỏ chỉ tiêu pháp lệnh, trao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh; thực hiện thương mại hóa tư liệu sản xuất; bãi bỏ ngăn sông cấm chợ, thực hiện tự do lưu thông hàng hóa trong cả nước,...chuyển dần nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường....
Là một “tổng
công trình sư” của nhiều dự án lớn, táo bạo thời kỳ đổi mới đất nước như: khai
phá vùng Đồng Tháp Mười, khu tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau..; các
công trình điện năng lớn như Trị An, Thác Mơ, Yaly, Hàm Thuận - Đa Mi, Sông
Hinh, Phú Mỹ, Cà Mau, đường dây tải điện 500 KV Bắc - Nam...; các công trình
giao thông: đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, đường
Hồ Chí Minh, cầu Mỹ Thuận...., sự phát triển của các ngành dầu khí, viễn thông,
hàng không...
Đẩy mạnh
quan hệ kinh tế quốc tế, chuyển từ lệ thuộc
một chiều và thụ động, sang sự lệ thuộc hai chiều và chủ động.
Trên lĩnh vực ngoại giao, đồng chí Võ
Văn Kiệt luôn nhất quán quan điểm: mỗi đất nước đều có một sức mạnh riêng, một
lợi thế riêng; cần khơi dậy và phát huy tất cả các nguồn lực ấy để giành được
nhiều nhất lợi ích cho dân tộc trong tư thế độc lập, tự chủ. Vì vậy, đồng chí
góp phần xây dựng và tích cực thực hiện đường lối đối ngoại mềm dẻo, độc lập,
tự chủ của Đảng, của Nhà nước.
Đồng chí Võ
Văn Kiệt chủ trương đi từ trong ra, qua từng vòng, từng lớp, từ các nước trong
khu vực, các nước láng giềng, sau đó sang khu vực Tây Thái Bình Dương, châu Âu,
Mỹ. ASEAN được coi là hướng đột phá đầu tiên để thực hiện chính sách khu vực
một cách năng động, hợp thời và hiệu quả. Chính sách khu vực năng động đã đưa
đến kết quả ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN,
tạo thuận lợi mở rộng quan hệ với các đối tác quan trọng khác trên thế
giới.
Với Trung
Quốc, trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới trên bộ và phân định vịnh
Bắc Bộ, đồng chí Võ Văn Kiệt chỉ đạo sát sao, có nhiều lúc trực tiếp xử lý
những vụ việc phức tạp nảy sinh, “cương, nhu” đúng lúc đúng chỗ nhằm tạo được
mối quan hệ tốt nhất có thể.
Sau khi
tham gia nối lại quan hệ bình thường với Trung Quốc, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đẩy
mạnh hoạt động mở rộng quan hệ hợp tác đến các nước, các khu vực, đặc biệt là
vận động Mỹ xóa bỏ cấm vận, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Theo
xu thế phát triển chung của thế giới, với thiện chí của Việt Nam và hoạt động
tích cực của cả hai bên, ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton chính thức
tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Bên cạnh
đó, với tầm nhìn và sự nhanh nhạy, sắc sảo trong đánh giá tình hình, đồng chí
luôn nhắc nhở “ta cần thay chỗ dựa (vào một nước) bằng cách
dựa (vào khai thác các quan hệ quốc tế), nghĩa là biết “cài đặt mối
quan hệ giữa các nước với nhau, khai thác các mâu thuẫn, củng cố nó bằng các
lợi ích song phương, tạo ra lợi ích cho đối phương để tìm kiếm lợi ích từ đối
phương”.
Với tư cách
là Thủ tướng, đồng chí Võ Văn Kiệt mời Thủ tướng Singapore là Lý Quang Diệu
sang góp ý kiến cho công cuộc xây dựng và cải cách kinh tế - việc làm được cho
là khá mới lạ với không ít cán bộ lãnh đạo cao cấp của ta lúc đó. Đồng chí luôn
tận dụng mọi cơ hội để gặp gỡ đại diện của các tổ chức kinh tế, chính trị, văn
hóa khu vực và toàn cầu, các nhà trí thức, chính khách, nhà báo, qua đó truyền
tải thông điệp của nhân dân Việt Nam muốn mở rộng quan hệ với các nước và trở
thành đối tác tin cậy với cộng đồng quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển;
góp phần xóa đi định kiến, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
và trong lòng bạn bè thế giới.
Với giới
trí thức, đồng chí Võ Văn Kiệt luôn chủ động lắng nghe và học hỏi với tấm lòng
cầu thị, cởi mở, dân chủ và chân thành. Với quan điểm “Người lãnh đạo phải đưa
tay ra trước, phải biết mời chào bất cứ ai sẵn lòng vì dân, vì
nước… Nếu người lãnh đạo chưa phải là người ưu tú nhất thì phải biết sử
dụng quyền hạn của mình để trở thành ưu tú nhất, bằng cách mời chuyên gia, cố
vấn... Trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, khi ở các cương vị lãnh
đạo của thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt không hề ngần ngại trong
việc tập hợp, học hỏi, tham vấn ý kiến từ nhiều chuyên gia đã từng làm việc với
chế độ cũ (gọi là Nhóm Thứ Sáu) để hiến kế giải quyết những vấn đề bức xúc về
kinh tế, xã hội của Thành phố.
Bên cạnh đó, đồng chí Võ Văn Kiệt rất quan tâm phát triển giáo dục, văn
hóa, tạo nguồn trí thức đông đảo, lâu dài cho dân tộc. Một trong những
thành tựu đáng kể của giáo dục Việt Nam và cũng là một trong những “dấu ấn đậm
chất Võ Văn Kiệt” là sự ra đời của hai trường Đại học Quốc gia Hà Nội và
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện
trường đại học đa lĩnh vực có quyền tự chủ cao trong hệ thống giáo dục đại học
Việt Nam. Việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trường đại
học đáp ứng yêu cầu của phát triển giáo dục trong điều kiện cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một người tài đức vẹn toàn, là một kiến
trúc sư của đổi mới, một nhà thi công tài ba của những quyết định và dự án tầm
cỡ, người có khả năng truyền lửa, gieo mầm cho những ý tưởng sáng tạo, là Thủ
tướng của nhân dân, Ông Sáu của dân và sẽ luôn sống mãi trong lòng dân tộc./.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một người tài đức vẹn toàn, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi theo.K10
Trả lờiXóaCố thủ tướng là một người có tài.có đức.là tấm gương cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.K10
Trả lờiXóa