Để đánh bại âm mưu của
địch, Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 bố trí lực
lượng chốt chặn ở phía Nam và phía bắc thị xã An Lộc, trong đó, Tàu Ô là chốt
chặn chính, nhằm ngăn chặn địch chi viện bằng đường bộ từ Sài Gòn lên. Trong
gần 150 ngày đêm (từ ngày 5-4 đến 28-8-1972), trên Đường 13, đoạn từ Tàu Ô đến
nam Chơn Thành, dài gần 20km, Sư đoàn 7 phối hợp cùng LLVT và nhân dân địa
phương đã chiến đấu kiên cường thực hiện phương châm “Chốt cứng, chặn đứng, giữ
vững trận địa dài ngày, không cho xe dưới lên, trên xuống” hình thành thế bao
vây chia cắt, ngăn chặn địch tăng viện và ngăn không cho địch tháo chạy về Sài
Gòn, bảo đảm cho lực lượng chủ yếu của chiến dịch tiến công tiêu diệt địch ở
khu vực Lộc Ninh và An Lộc.
Bằng ý chí bám trụ,
tinh thần chiến đấu quả cảm, Sư đoàn 7 phối hợp với LLVT và nhân dân địa phương
đã tạo thành “bức tường thép”, tham gia gần 800 trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt
được hơn 8.000 tên địch; bắt 211 tên ngụy; bắn rơi và phá hủy 119 máy bay; phá hủy
202 xe và nhiều vũ khí, đạn dược, buộc địch phải rút chạy khỏi khu vực tác
chiến. Chiến thắng đã đánh bại ý đồ giải tỏa của địch, tạo điều kiện cho ta
củng cố vùng mới được giải phóng; góp phần vào thành tích chung của Chiến dịch
Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, bảo vệ vững chắc các cơ
quan đầu não của Trung ương Cục, đẩy mạnh thế trận chiến tranh nhân dân, làm
thay đổi cục diện chiến trường, tạo thế và lực có lợi cho cách mạng Việt Nam,
góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô còn để lại nhiều bài học
quý báu về nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân… đã được nghiên cứu vận
dụng thành chiến lệ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; góp phần tô thắm thêm
truyền thống hào hùng của quân và dân Miền đông Nam Bộ và cả dân tộc Việt Nam.
Chiến thắng Chốt chặn
Tàu Ô là chiến công oanh liệt, ghi đậm tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường,
dũng cảm, đức hy sinh to lớn của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 7 chủ lực miền, của
LLVT và nhân dân các dân tộc tỉnh Bình Phước, là biểu tượng sáng ngời của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, biểu hiện độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam,
lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn; là thắng lợi của lòng yêu nước; đã đánh
bại ý đồ giải tỏa Đường 13 của địch, tạo điều kiện để ta củng cố, ổn định vùng
mới được giải phóng, bảo vệ vững chắc các cơ quan đầu não của Trung ương Cục
Miền Nam, đẩy mạnh thế trận chiến tranh nhân dân, góp phần làm thay đổi cục
diện chiến trường, tạo thế và lực có lợi cho cách mạng Việt Nam.
Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, đúng đắn của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Trung ương Cục Miền Nam và Bộ tư lệnh Miền; sự che chở, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ to lớn có hiệu quả của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, và Nhân dân là cội nguồn làm nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng của Quân đội ta.
Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô là chiến công oanh liệt, ghi đậm tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường, dũng cảm của Sư đoàn 7 nói riêng và của cả quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.K10
Trả lờiXóaChiến thắng Chốt chặn Tàu Ô khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, đúng đắn của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. K10
Trả lờiXóa