Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

NGOẠI GIAO VIỆT NAM TIÊN PHONG, TOÀN DIỆN, CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG

 

Sáng 15/12, Hội nghị Ngoại giao 31 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động, thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Hội nghị Ngoại giao 31 được tổ chức ngay sau Hội nghị Đối ngoại toàn quốc vừa diễn ra rất thành công ngày 14/12, khẳng định quyết tâm rất cao của ngành ngoại giao trong việc quán triệt và đưa các chỉ đạo toàn diện, sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại sớm đi vào triển khai, thực hiện.

Từ Hội nghị Ngoại giao 30 năm 2018, tình hình thế giới và trong nước diễn ra hết sức nhanh chóng, phức tạp, bên cạnh những thuận lợi nảy sinh nhiều diễn biến mới vượt khỏi dự báo thông thường. Trong đó nổi lên là đại dịch COVID-19 kéo dài gần 2 năm qua, đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế-xã hội và giao lưu quốc tế.

Bám sát các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao "hòa hiếu nhưng quật cường" của dân tộc ta, ngành ngoại giao đã kiên trì về nguyên tắc, kiên định về mục tiêu, chủ động, linh hoạt, sáng tạo khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng yếu về đối ngoại.

Nhờ đó, đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện. Đó là: Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với nhiều đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống. Từ đó tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội. 

Trong những lúc gian nan, thử thách của đại dịch COVID-19, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ, ngành ngoại giao đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, đi đầu triển khai ngoại giao y tế, ngoại giao vaccine, tranh thủ sự ủng hộ kịp thời, hiệu quả của cộng đồng quốc tế về vaccine, vật phẩm y tế và thuốc điều trị cho phòng, chống và thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19. 

Ngoại giao tiếp tục quảng bá mạnh mẽ ra thế giới hình ảnh Việt Nam độc lập, tự chủ, giàu bản dắc văn hóa, thủy chung, tin cậy và đang quyết tâm đổi mới. Đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các diễn đàn quốc tế quan trọng, đặc biệt đã hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, qua đó nâng cao vị thế, uy tín đất nước ta trên trường quốc tế. 

Những thành tựu quan trọng này đã đóng góp vào thành tựu chung của 35 năm đổi mới, với cơ đồ, tiềm lực và vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ta chưa bao giờ có như hiện nay. Qua đó góp phần củng cố niềm tự hào, sự tin tưởng và đồng thuận của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và thế đi lên của đất nước, sự tin cậy, quan tâm và ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Những thành tựu của ngành ngoại giao đều gắn liền với chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự điều hành quyết đoán, linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ và sự chỉ đạo, tham gia trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. 

Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và giao lưu nhân dân, giữa ngoại giao với quốc phòng, an ninh, các ngành, các cấp, các cơ quan Trung ương trong hệ thống chính trị, sự ủng hộ, tích cực hưởng ứng của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp cũng đã tạo thành sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại. 

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn chiến lược mới, gắn liền với việc thực hiện khát vọng, tầm nhìn, mục tiêu, phương hướng phát triển của đất nước đến giữa thế kỷ XXI, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế và mạng lưới quan hệ đối tác rộng mở có được sau 35 năm đổi mới là nền tảng vững chắc cho nước ta tiếp tục vươn lên, tiến cùng thời đại. Dù còn nhiều khó khăn, thử thách, song sự nghiệp đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới của nước ta phù hợp với lịch ích dân tộc và những xu thế chủ đạo của thời đại, tạo cơ hội lớn tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cho phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc. 

Thế giới đang trải qua những biến động lớn, diễn biến nhanh phức tạp và khó dự báo, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, toàn cầu hóa tiếp tục tiến triển song gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tạo ra thời cơ lớn cho đẩy mạnh phát triển đất nước, dựa vào đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số nhưng nguy cơ tụt hậu cũng rất lớn. Sự điều chỉnh và cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng phức tạo, quyết liệt, dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế, mô hình phát triển, phương thức quản trị và đời sống xã hội trên thế giới. Bối cảnh quốc tế này tác động sâu sắc và nhiều mặt tới môi trường an ninh và phát triển cũng như đối ngoại của nước ta, mở ra cơ hội song cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, phức tạp hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc. 

Do đó, yêu cầu đặt ra đối với đối ngoại nói chung và ngành ngoại giao nói riêng hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. Ngành ngoại giao nói riêng phải phát huy vai trò tiên phong trong tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa tranh thủ thời cơ và nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao vị thế, uy tín đất nước. 

 

7 nhận xét:

  1. Mở rộng quan hệ ngoại giao là bước đột phá giúp đất nước ngày càng phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu.k10

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Phú Lươnglúc 10:45 19 tháng 12, 2021

    Ngoại giao mở rộng vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức. Chúng ta phải nhanh chóng thích ứng và tận dụng những thời cơ để xây dựng đất nước ngày càng phát triển.k10

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mở rộng hợp tác quốc tế giữa các nước phát triển tạo tiền đề và cơ hội mới.k10

      Xóa
  3. Chính sách ngoại giao tốt sẽ góp phần bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ phát triển đất nước. K10

    Trả lờiXóa
  4. Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động, thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. K10

    Trả lờiXóa
  5. Khẳng định vị thế, vai trò trên trường quốc tế, Việt Nam là bạn với toàn thể các nước yêu hoà bình trên thế giới.k10

    Trả lờiXóa