Con người ta sống ở trên đời để làm gì? Giá trị cuộc sống nằm ở đâu? Làm thế nào để có hạnh phúc? Hầu như trong chúng ta, ai cũng từng tự đặt những câu hỏi như thế trên nhiều hành trình của cuộc đời mình. Nhiều người đã tìm được hạnh phúc từ chính những phấn đấu, hy sinh, cống hiến. Nhưng cũng không ít người đánh mất sự nghiệp, thậm chí đánh mất chính mình vì không xác định đúng đắn hệ giá trị cần vươn tới.
Vậy với
mỗi cán bộ, đảng viên, đâu là giá trị cuộc sống? Đâu là điều làm nên hạnh phúc?
Đặt câu
hỏi trên, có lẽ chúng ta nên trở về với lời căn dặn của Bác Hồ: Đảng không phải
là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài. Vào Đảng là để phục vụ nhân dân,
phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của Tổ quốc, của
giai cấp.
Chúng
ta cũng có thể tìm thấy lời giải cho những câu hỏi trên trong phát biểu của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 3 vừa được
tổ chức ngày 24-11 vừa qua. Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Hạnh phúc của con người
không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong
phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công
bằng...”.
Cũng
trong bài phát biểu hôm ấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại nhiều câu
thơ, nhiều câu thành ngữ, tục ngữ đã được đúc kết thành nét văn hóa, thành giá
trị cuộc sống của người Việt Nam: "Thương người như thể thương thân";
"Lá lành đùm lá rách"; "Lá rách ít đùm lá rách nhiều";
"Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ"; "Kính lão đắc thọ";
"Kính già, già để tuổi cho"; "Anh em như thể chân tay";
"Kính trên nhường dưới"; "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông
cũng cạn; Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông"; "Đói cho sạch, rách
cho thơm"; "Thật thà là cha quỷ quái"; "Tôn sư trọng
đạo"; "Lời chào cao hơn mâm cỗ"; "Mua danh ba vạn, bán danh
ba đồng"; giữ lấy "nếp nhà", giữ lấy "Chân quê" (bài
thơ của Nguyễn Bính năm 1936); giữ lấy tình nghĩa thủy chung son sắt (bài thơ
"Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu năm 1954)...
Những
nét văn hóa bình dị, thân thương ấy cao hơn bạc vàng, châu báu và có lẽ cũng
chính nó sẽ tạo ra hệ miễn dịch để chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực; chống sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "quét sạch chủ nghĩa
cá nhân", nguồn gốc của mọi sự tham nhũng, tiêu cực.
Hạnh phúc nho nhỏ thôi, làm được điều gì có ích cho xã hội.k10
Trả lờiXóaCùng phấn đấu, cùng sẻ chia những khó khăn, niềm vui trong cuộc sống, đó cũng là hạnh phúc.k10
Trả lờiXóaKhông nên ham muốn vật chất, danh vọng mà đánh mất bản chất của người đảng viên. Đảng viên luôn phải là người xung kích tuyến đầu trước khó khăn thử thách.k10
Trả lờiXóa“Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng...”.K10
Trả lờiXóa"Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng". K10
Trả lờiXóaRất hay.k10
XóaVật chất chỉ đủ dùng thôi chứ nhiều quá lại thành tham.lại gây ra tiếng xấu.k10
Trả lờiXóaQua bài viết này chúng ta có thể thấy rằng dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân tương ái.giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn.của cải nhiều chết cũng không mang đi được.hãy giúp đỡ những người xung quanh mình để cùng nhau phát triển.k10
Trả lờiXóaHạnh phúc khi được trở thành một con người ích cho xã hội, được cống hiến sức mình để xây dựng đất nước.k10
Trả lờiXóaCâu nói của Tổng Bí thư: “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng...” luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. K10
Trả lờiXóaHạnh phúc là khi tâm hồn thanh thản...k10
Trả lờiXóa