Tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí là những khái niệm chỉ các trạng thái và cấp độ khác nhau về cùng một vấn đề. Trong đó, tự do báo chí là vấn đề được nhiều người quan tâm và quan tâm từ các phương diện khác nhau. Vì báo chí, truyền thông là những kênh truyền dẫn thông điệp ngôn luận thường xuyên liên tục nhất, phong phú và đa dạng nhất, phổ cập rộng rãi nhất, tập trung nhất liên quan đến vấn đề tự do ngôn luận. Mặt khác, trong cuộc đấu tranh tư tưởng chính trị hiện nay, trong môi trường truyền thông số, báo chí, truyền thông ngày càng thể hiện vai trò rất quan trọng, là mặt trận nóng bỏng và là hệ thống phương tiện hữu dụng nhất trong việc thể hiện quyền lực và sức mạnh chính trị-xã hội, kết nối và thể hiện sức mạnh mềm quốc gia.
Tự do và tự
do ngôn luận là vấn đề vừa trừu tượng, vừa cụ thể, vừa thể hiện nhận thức và
hành động lý trí, vừa bao hàm trạng thái tình cảm, cảm xúc, cảm nhận của con
người trong các mối quan hệ có tính chất lịch sử. Do đó, muốn hiểu khái niệm
“tự do”, cần đặt nó trong sự đối lập với “tất yếu”. Muốn chinh phục cái tất
yếu, ngoài nhận thức được bản chất cái tất yếu ra, cần phải có năng lực và điều
kiện chinh phục nó. Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, chúng ta có
thể biết được cơn bão sẽ đi qua có khả năng uy hiếp như thế nào đối với cuộc
sống cư dân cả một vùng, nhưng chỉ nhận thức được điều đó mà thiếu năng lực và
điều kiện chinh phục nó, thì cũng chỉ ngồi yên để “chịu trận” khi cơn bão đến
mà thôi.
Trong đời
sống xã hội, tất yếu chính là môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế và môi
trường văn hóa, hệ thống giá trị đạo đức do cộng đồng tạo dựng. Theo quan niệm
của triết học, nhận thức của con người là vô hạn-nhận thức được thế giới vật
chất vô hạn, nhưng đó là nhận thức của con người triết học-con người trừu
tượng, của loài người nói chung; còn khả năng ấy tồn tại ở mỗi thế hệ, trong
mỗi con người cụ thể, trong mỗi cá nhân thì luôn có giới hạn.
Do vậy, không thể khẳng định rằng, ở
một nước có nền kinh tế giàu mạnh và xã hội phát triển ở trình độ cao là đã có
tự do ngôn luận hoàn toàn và một nước có nền kinh tế phát triển trung bình thì
còn hạn chế về tự do ngôn luận. Mọi sự ngộ nhận đều dẫn đến sai lầm và sẽ kìm
hãm sự phát triển. Đồng thời, áp đặt quan niệm tự do ngôn luận của nước này lên
nước khác là tư duy chính trị lỗi thời, cũng khó có thể chấp nhận được. Tính
chất và mức độ tự do ngôn luận cần được xem xét trong những điều kiện cụ thể
của sự phát triển; nó biểu hiện nấc thang tiến hóa của xã hội.
Vậy thì, tự
do ngôn luận là mục đích hay phương tiện? Tự do ngôn luận là quyền thiêng
liêng, cao cả của mỗi con người, mỗi dân tộc trong quá trình trao đổi thông
tin, tư tưởng, tình cảm cũng như chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng có được
tự do ngôn luận để làm gì? Tự do ngôn luận có phải là đích cuối cùng cần đạt
tới? Không phải, tự do ngôn luận chỉ là phương tiện, hay là phương thức; còn
việc sử dụng phương tiện hay phương thức ấy để làm gì, đạt tới cái gì mới là
đích đến của tự do. Sự nhầm lẫn giữa mục đích và phương tiện sẽ là sai lầm
nghiêm trọng và sẽ gánh chịu hậu quả ngoài mong đợi.
Thời kỳ bắt
đầu sự nghiệp cải tổ của Liên Xô giữa những năm 80 của thế kỷ trước, thông
điệp đích của những người chủ trương cải tổ là “công khai và dân chủ hóa đời
sống xã hội”. Trong điều kiện xã hội Xô viết lúc bấy giờ, việc nêu khẩu hiệu
này đã như làn gió thổi bùng lên trạng thái tinh thần xã hội, nhưng “công khai
và dân chủ hóa” để làm gì lại còn là ẩn số? Vấn đề không phải là công khai để
mà công khai, dân chủ để mà dân chủ. Mỗi con người cần có tự do, mỗi dân tộc
cần có độc lập và đích đến của mỗi con người và mỗi dân tộc nói chung phải là
bảo đảm xã hội phát triển lành mạnh, văn minh và chất lượng cuộc sống ngày một
nâng cao.
Ai cũng có quyền tự do ngôn luận nhưng phải biết đúng lúc đúng chỗ.và phải suy nghĩ trước khi nói.k10
Trả lờiXóaTự do ngôn luận trong phạm vi pháp luật cho phép.k10
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng ra đời rất kịp thời, nhưng cơ quan chức năng cần làm mạnh tay hơn nữa việc phát ngôn tùy tiện, xúc phạm, gây ảnh hưởng đến cá nhân, cơ quan, tổ chức... Đặc biệt là các hành vi nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. K10
Trả lờiXóaCần hiểu rõ mặt tích cực của tự do ngôn luận là rất cần thiết, nhưng nó cũng có mặt trái cần có những qui định để hạn chế phát ngôn tự do, thiếu suy nghĩ! K10
Trả lờiXóaHiểu rõ luật để thực hiện đúng trong ngôn luận.k10
Trả lờiXóaNghiên cứu kỹ nội dung, phát ngôn đúng quy định.k10
Trả lờiXóaDân chủ trong khuôn khổ cho phép luôn là điều mọi người cần nắm chắc.k10
Trả lờiXóaTự do ngôn luận không phải là thích nói gì thì nói, mà phải nói theo pháp luật, nói mang tính xây dựng! K10
Trả lờiXóaCông khai minh bạch dân chủ sẽ mang lại hiệu quả cao trong mọi hành động cũng như ngôn ngữ thể hiện. K10
Trả lờiXóa