Trong khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường thì nhiều cán bộ ở tỉnh Vĩnh Phúc như "chẳng liên quan", trong đó có cả lãnh đạo Sở Y tế.Nhấn để phóng to ảnh
Diễn biến của đại dịch covid 19 hiện nay tại Việt Nam đang hết sức phức tạp, con số người nhiễm tăng lên từng ngày. Đến tối 9/5, cả nước có thêm 87 ca mắc Covid-19, trong đó 77 ca lây nhiễm cộng đồng ở 9 tỉnh thành.
Trong đó, tỉnh Vĩnh Phúc
là một trong số các địa phương có nhiều người mắc Covid-19 với 54 ca (số liệu
lúc 3 giờ 40 ngày 10/5). Điều đáng nói, đây là lần thứ 2 tỉnh này trở
thành điểm nóng dịch Covid-19 của cả nước.
Trước nguy cơ dịch
Covid-19 đang rất nghiêm trọng, tỉnh Vĩnh Phúc đã kích hoạt toàn bộ hệ thống
chính trị sẵn sàng cho cuộc chiến được ví "như chống giặc" này. Nhiệm
vụ cụ thể cũng đã được phân công cho ban chỉ đạo phòng chống dịch từng cấp, gắn
liền với trách nhiệm của người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên.
Có thể nói, từ các cấp
chính quyền, ban ngành chuyên môn đến mỗi người dân đều chấp hành rất tốt,
không ai được phép tự tách ra, đứng ngoài "cuộc chiến". Ấy vậy mà,
một số cán bộ ở đây đã đi ngược lại Chỉ thị 06 của tỉnh. Và ngay lập tức, tỉnh
Vĩnh Phúc đã có những hình thức xử lý đối với số cán bộ, đảng viên này.
Cụ thể, Phó Giám đốc Sở Y
tế Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Khắc Lập và ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện
Bình Xuyên đã bị đình chỉ công tác để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trong thiếu
chủ động, chậm trễ tham mưu thực hiện các văn bản, chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND
tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác phòng dịch. Cùng đó, 5 cán bộ khác cũng bị xử lý
kỉ luật tương tự.
Đây không phải là những
trường hợp cán bộ, đảng viên đầu tiên ở ta bị xử lý vì liên quan đến trách
nhiệm trong phòng, chống dịch Covid-19. Trước đó, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Đắk Nông bị điều chuyển công tác do không quyết liệt chống dịch.
Tại Thanh Hóa, Giám đốc
Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn bị yêu cầu kiểm điểm vì vắng mặt trong buổi
họp về phòng, chống dịch Covid-19. Lơ là trong công tác này, một hiệu trưởng
trường trung học phổ thông tại quận Dương Kinh, TP Hải Phòng cũng bị điều
chuyển công tác...
Trở lại với Vĩnh Phúc,
cuối năm 2020, tỉnh này là tâm điểm dịch Covid-19 nhưng chỉ nửa năm sau, lại
xuất hiện ổ dịch thứ 2 với nguy cơ bùng phát và lây lan cao hơn. Phải chăng, có
sự lơ là, chủ quan, thiếu trách nhiệm của một số cán bộ được phân công đã dẫn
tới hệ quả này?.
Sáng ngày 8/5, trong cuộc
tiếp xúc cử tri tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc lại 2 chủ trương
chính trong kiểm soát dịch bệnh, trong đó nhấn mạnh chống khuynh hướng lơ là,
chủ quan, mất cảnh giác. Công cuộc chống đại dịch Covid-19 vẫn đang hết sức khó
khăn, phức tạp, nóng bỏng và dự báo còn lâu dài. Không ai được phép đứng ngoài,
tự tách mình ra khỏi guồng máy chống dịch đang vận hành gấp gáp từng giờ, từng
phút.
Ngăn chặn, đẩy lùi
Covid-19 là cuộc chiến cần sự quyết tâm cao và trách nhiệm lớn, đặc biệt là của
những người đứng đầu các địa phương, đơn vị. Nếu ai cảm thấy không thể đảm
đương, gánh vác, xin hãy tự rút lui!.
CÓ NHƯ VẬY CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID MỚI NHANH ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG
Trả lờiXóaCán bộ của Dân, do DÂN bầu, phải hết lòng phụng sự Nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
Trả lờiXóaNhận thức hạn chế, chủ quan, lơ là... Một người bất cẩn, cả xã hội vất vả. K10
Trả lờiXóaLuôn luôn cảnh giác, phòng hơn chữa.k10
Trả lờiXóaCùng nhau đẩy lùi dịch bệnh k10
Trả lờiXóaCần phát huy cao vai trò của cán bộ trong phòng chống dịch k10
Trả lờiXóa