Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU, HÀNH ĐỘNG CHỐNG PHÁ BẦU CỬ CỦA VIỆT TÂN

 

Càng đến cận thời điểm bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử HĐND các cấp 2021 - 2026, các thế lực thù địch càng tăng cường chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Các tổ chức phản động, điển hình như Việt Tân càng đăng tải nhiều bài viết, video, tài liệu tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, bộ máy chính quyền, lãnh đạo mới của Việt Nam nhằm “tung hỏa mù” gây hoang mang và ảnh hưởng đến niềm tin của cử tri, nhân dân cả nước.

Theo thống kê thời gian qua, chỉ tính riêng tổ chức phản động Việt Tân, đã cho lập mới đến 300 tài khoản, duy trì hơn 1.000 account trên các mạng xã hội (Facebook, Youtube, Twitter…) để liên tục “chọc gậy bánh xe”. Lợi dụng “con bài dân chủ”, mục đích, âm mưu của các thế lực thù địch, phe phản động, chống phá chính quyền không gì khác là thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, “xây dựng nền dân chủ Đa nguyên Đa Đảng” ở Việt Nam, tấn công trên các mặt trận từ chính trị, tư tưởng, văn hóa, tạo ra sự ngờ vực trong quần chúng nhân dân.

Nguy hiểm hơn, các tổ chức phản động còn âm thầm tấn công, làm xói mòn tư tưởng Cộng sản, thâm nhập sâu vào tâm tư, đời sống cán bộ, những người không vững tư tưởng, bản lĩnh sẽ dễ bị dẫn dắt, “xỏ mũi” từng bước “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, bộ máy cầm quyền Việt Nam.

Ngoài ra, các thế lực thù địch còn sử dụng nhiều kênh tuyên truyền trái phép, xảo quyệt khác để phát tán tài liệu phản động với những tiêu đề như kiến nghị sửa đổi, làm mới “Hiến pháp Việt Nam năm 2021”, “Giải trình Hiến pháp Việt Nam năm 2021” cùng nhiều tờ rơi, thư, tin rác, spams, kích động số đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong nước thành lập các hội, nhóm.

Bộ Công an cũng cho biết, hiện nay, Việt Tân tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, gây bạo loạn.

Các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt nhiều đối tượng là thành viên cốt cán của tổ chức khủng bố, phản động này như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon… Tuy nhiên, tổ chức Việt Tân vẫn tiếp tục các hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam bằng các thủ đoạn là đăng tải, chia sẻ trên không gian mạng hàng ngàn bài viết xuyên tạc về vai trò lãnh đạo của Đảng với công tác bầu cử.

“Chúng xuyên tc rng bu c ch là màn kch dân ch do Đng đo din, Đng Cng sn đang đc din bu c, không có cuc bu c dân ch khi Đng lãnh đo cuc bu c này.

Bên cạnh đó, các đối tượng chống phá còn đưa ra những yêu sách, kiến nghị vô căn cứ, cho rằng, quyền lực trong Quốc hội đã được thỏa hiệp, phân chia, việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội chỉ là hình thức mà thôi.

Thực tế, công tác bầu cử Quốc hội Việt Nam những nhiệm kỳ qua đều “dân chủ”, “tôn trọng” đa số phiếu mà nhân dân bầu ra.

Điển hình như việc có rất nhiều người không phải Đảng viên nhưng cũng vẫn trúng cử Đại biểu Quốc hội do nhân dân bầu chọn; nổi bật như nhà sử học Dương Trung Quốc, ĐBQH-bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm hay như trong khối các đại biểu dân tộc thiểu số như các đồng chí Ka’H’Hoa (dân tộc Mạ, giáo viên ở Đắk Nông), Triệu Thị Huyền (dân tộc Dao, nông dân ở Yên Bái)… Hay đáng chú ý như Quốc hội khóa XIV có tới 15 đại biểu do khối các cơ quan, ngành, đoàn thể Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử.

“Nhng điu này chng minh vic bu c Quc hi là tôn trng ý kiến ca đa s c tri, ch không phi sp xếp ghế như các đi tượng chng phá xuyên tc.

Hiện nay, các thế lực phản động còn đang sử dụng chiêu trò “tự ứng cử”. Cụ thể, các nhóm phản động này hô hào các ‘nhóm dân chủ’ trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube…) ký tên ảo, tung hô ủng hộ, kích động các nhà dân chủ, một số đối tượng có hoạt động “tự ứng cử” để gây rối, phá hoại bầu cử tại Việt Nam.

Đặc biệt, khi bị loại ở vòng hiệp thương do không đủ tiêu chuẩn, điều kiện (đạt trên 50% phiếu tín nhiệm, ủng hộ) thì chúng lại rêu rao xuyên tạc luận điệu rằng, chỉ có những người theo phe Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử hay Đảng Cộng sản cố tình cản trở người ngoài Đảng ứng cử ĐBQH cũng như tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ mới.

Trước tình hình trên, mỗi người dân phải luôn giữ  tỉnh táo, không sa vào các “cạm bẫy lập luận” mà đối tượng giăng trên mạng xã hội. Tuyệt đối không tiếp tay cho nhng lun điu tuyên truyn xuyên tc v cuc bu c, cũng như không chia s, phát tán thông tin xu đc, sai s tht, kêu gi hay ng h ty chay bu c. Đồng thời, người dân nên cùng chính quyền đấu tranh, vạch mặt những cá nhân có hoạt động chống phá bầu cử, gây mất an ninh trật tự.

Hãy cùng đồng lòng, góp sức để ngày bầu cử 23/5/2021 tới đây thực sự là Ngày hội toàn dân.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét