Thời gian vừa qua, tổ chức nhân quyền Freedom House đã đăng tải bảng chấm điểm chỉ số “Tự do” của các quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam được chấm 19/100 điểm. Như vậy, so với năm trước mức độ “Tự do” ở Việt Nam đã tụt đi 1 điểm. Theo Freedom House, Việt Nam có chỉ số “Tự do” thấp như vậy là vì Việt Nam không có tự do Internet, người dân Việt Nam gần như bị cấm truy cập vào mạng xã hội, không có tự do tôn giáo...
Vậy kết quả đánh giá "Tự do"
của Freedom House có đáng tin cậy. Trước hết, cần phải hiểu Freedom House họ đại
diện cho ai, mục đích làm gì và họ đã làm gì. Xin được trả lời rằng:
Freedom House được sáng lập từ năm 1941,
tổ chức phi chính phủ này có trụ sở tại Hoa Kỳ và được chính
phủ Hoa Kỳ tài trợ với phương châm hoạt động là tiến hành nghiên cứu và ủng hộ dân chủ, tự
do chính trị và nhân quyền; nhằm thúc đẩy
đấu tranh dân chủ cực đoan tại các quốc gia trên thế giới, trong đó tập trung
chủ yếu vào những quốc gia XHCN.
Điểm qua một vài “thành tích” của tổ chức
này: Trong thập niên 40 của thế kỷ trước, Freedom House ủng hộ kế hoạch phát
xít hoá và có chủ trương chống Cộng cao. Trong thập niên 50, 60, họ ủng hộ Phong
trào Dân tộc cực đoan ở Hoa Kỳ. Trong thập niên 80, họ giúp đỡ phong trào Công
đoàn cực đoan ở Ba Lan và phe đối lập dân chủ ở Philippines. Gần đây, Freedom
House can dự vào việc lật đổ chính quyền ở Serbia, Ukraina và Kyrgyzstan, Iraq,
Syria…
Với động cơ chính trị như vậy thì làm sao
Feedom House có thể khách quan khi nhìn nhận tình hình của mỗi nước, nhất là
khi nước đó nằm trong "tầm ngắm" chống phá của họ chẳng hạn như Việt Nam.
Họ đánh giá “Việt Nam không có tự do
Internet”, nhưng sự thực: Ngày 19-11-1997, là ngày đầu tiên đánh dấu sự kiện
quan trọng Việt Nam hòa mạng Internet toàn cầu; vào thời điểm đó, số người sử
dụng mạng Internet chỉ hơn 200.000 người; đến năm 2018, con số này đã tăng lên
hơn 60 triệu người dùng, chiếm 67% dân số, trong đó có 55 triệu người dùng mạng
xã hội, đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet; đến tháng 01 năm 2020, hiện Việt Nam đang có 68,17 triệu người đang sử dụng
dịch vụ internet; có khoảng 65 triệu người hiện đang sử dụng mạng xã hội. Vậy,
Việt Nam có hay không có tự do internet!?
“Việt nam không có tự do tôn giáo”. Sự thực:
tính đến năm 2020, Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp
đăng ký hoạt động cho 38 tổ chức, hệ phái tôn giáo và 01 pháp môn tu hành thuộc
13 tôn giáo, với trên 24 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), 83.000
chức sắc, 250.000 chức việc, 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo (tương đương từ
bậc trung cấp đến trên đại học), 25 ngàn cơ sở thờ tự. 95% dân số có đời sống tín ngưỡng.
Hằng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa
phương được tổ chức. Vậy, Việt Nam có hay không
có tự do tôn giáo!?
Nói ở Việt Nam không có “Tự do”. Vậy mà, khi
đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới thì ở Việt Nam, người dân
được sống trong một môi trường có thể nói là "đáng mơ ước" với rất
nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia tiên tiến. Rất nhiều người Việt Nam sinh
sống, học tập tại nước ngoài, kể cả nhiều công dân nước ngoài mong muốn được
nhập cảnh vào Việt Nam nhằm "trốn dịch". Vậy thì tại sao một đất nước
như họ nói là "mất tự do" lại thu hút, níu kéo nhiều người đến như
vậy?
Tự do là quyền của con người, nhưng đó không phải là sự tự do vô lối, tùy tiện, vô chính phủ theo tiêu chí của Freedom House, mà nó chỉ được bảo đảm khi con người nhận thức đúng đắn quy luật khách quan và hành động đúng với luật pháp của Nhà nước nơi mỗi người đang sinh sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét