Trung tướng Phạm Hồng Cư là cán bộ
tiền khởi nghĩa, tham gia Cách mạng Tháng Tám, hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới.
Trong
quá trình công tác, Trung tướng Phạm Hồng Cư có hơn 40 năm tham gia hoạt động
công tác Đảng, công tác Chính trị trong quân đội; trải qua các chức vụ từ chính
trị viên đại đội, tiểu đoàn, Chính ủy trung đoàn, Phó chính ủy, Phó tư lệnh về
chính trị quân khu, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
Nam.
Trung tướng Phạm Hồng Cư |
Quá trình công tác, Trung tướng Phạm Hồng Cư đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu trong hoạt động công tác Đảng, công tác Chính trị và việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người chính ủy, chính trị viên.
Đề cao nguyên tắc tự phê bình và phê bình
Đương thời, theo Trung tướng Phạm
Hồng Cư, những nguyên tắc mà người chính ủy, chính trị viên cần phải nắm vững,
tuân thủ và vận dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình đó là: Tập trung dân
chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; đoàn kết
thống nhất trong Đảng; kỷ luật tự giác, nghiêm minh.
Trong số những nguyên tắc trên,
nguyên tắc tự phê bình và phê bình được Trung tướng Phạm Hồng Cư viết rất kỹ và
sâu sắc trong cuốn sách “Kinh nghiệm công tác chính ủy, chính trị viên”, do Nhà
Xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 2010. Ông nêu rõ: Tự phê bình và phê
bình là quy luật phát triển của Đảng, là vũ khí để rèn luyện Đảng viên, xây
dựng Đảng. Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả, trước hết cái tâm phải
sáng, cái đầu phải tỉnh, phải yêu thương đồng chí, đồng đội. Muốn tự phê bình
và phê bình tốt, cán bộ, Đảng viên phải gương mẫu tuyệt đối.
Bác Hồ đã từng nói: "Một Đảng
mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng". Đảng ta không che
giấu khuyết điểm, sai lầm, dám nhìn thẳng vào sự thật và kiên quyết sửa sai.
Đây là bài học lớn về việc vận dụng nguyên tắc tự phê bình và phê bình trên quy
mô toàn Đảng.
Đối với quân đội ta, nguyên tắc tự
phê bình và phê bình đã thực sự là quy luật phát triển và là vũ khí rèn luyện
cán bộ, đảng viên. Sau mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch, trong các đợt học tập
chính trị, chỉnh huấn, chỉnh quân đều tiến hành tự phê bình và phê bình. Nhờ đó
mà quân đội ta tiến bộ không ngừng.
Quá trình công tác, Trung tướng Phạm
Hồng Cư luôn quan niệm, phải rèn luyện kỷ luật quân đội cho thật nghiêm minh
thì chiến đấu mới thắng lợi, công tác mới thành công. Kỷ luật nghiêm nhưng là
kỷ luật tự giác. Đào tạo người lính không phải thành một rô-bốt mà là người
chiến sĩ cách mạng tự giác về nhiệm vụ của mình. Bởi vậy, kỷ luật nghiêm đi
liền với dân chủ, kỷ cương trong dân chủ và dân chủ phải có kỷ luật.
Giữ “ngọn lửa thiêng” truyền thống Bộ đội Cụ Hồ mãi rực sáng trong
cán bộ, chiến sĩ quân đội
Đó là tâm nguyện và mong ước trong
cả cuộc đời binh nghiệp của Trung tướng Phạm Hồng Cư.
Trong các nhiệm vụ của người chính
ủy, chính trị viên, có một nhiệm vụ hàng đầu là một người tiếp lửa truyền thống
để cho ngọn lửa ấy mãi mãi toả sáng trong tâm hồn và trí tuệ của lớp lớp thế hệ
cán bộ, chiến sĩ.
Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là viên ngọc
quý, càng mài càng sáng, là điều không thể mất, là tài sản tinh thần vô giá mà
các thế hệ đi trước để lại và là hành trang cho các sĩ quan trẻ và chiến sĩ
mới.
Đề cập đến vấn đề tiếp lửa truyền
thống trong quân đội, Trung tướng Phạm Hồng Cư nhấn mạnh, cần chú trọng những
vấn đề như: Cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối gương mẫu; giáo dục phát huy bản
chất của quân đội ta là “Trung với Đảng, hiếu với dân, luôn giương cao
ngon cờ “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” là mục tiêu chiến đấu của quân
đội ta; luôn luôn nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, dũng cảm thông
minh, mưu trí sáng tạo, say mê rèn luyện, học tập, sẵn sàng chiến đấu, có bản
lĩnh chính trị vững vàng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ quân sự, có tinh thần
chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, đứng vững ở tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc,
sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; xây dựng tổ chức đảng trong
quân đội thật sự trong sạch vững mạnh.
Là một chính ủy, chính trị viên thế
hệ trước, Trung tướng Phạm Hồng Cư đã đúc rút ra những kinh nghiệm để truyền
lại cho thế hệ sau này, trong đó ông nêu rõ, người chính ủy, chính trị viên
trên cơ sở quán triệt tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp
trên, vận dụng vào tình hình nhiệm vụ cụ thể của đơn vị, lãnh đạo bảo đảm hoàn
thành mọi nhiệm vụ, trong mọi tình huống, đó chính là thước đo hiệu quả của
công tác Đảng, công tác Chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét