Tập thể Bộ Chính trị làm
việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội; Nhóm 1 làm việc với 4 Đảng bộ; Nhóm 2
làm việc với 9 đảng bộ; Nhóm 3 làm việc với 6 Đảng bộ.
Tập thể Bộ Chính trị,
dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đã
làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội.
Nhóm 1 do đồng chí Nguyễn
Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì, đã làm việc với
Đảng bộ các tỉnh: Hà Giang, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp
Trung ương.
Nhóm 2 do đồng chí Nguyễn
Thị Kim Ngân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì, đã làm việc với
Đảng bộ các tỉnh: Bình Định, Hậu Giang, Phú Yên, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
Hải Dương, Hưng Yên, Điện Biên.
Nhóm 3 do đồng chí Trần
Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì, đã làm việc
với Đảng bộ các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Bình, Cà Mau, Đắk Lắk, Tây Ninh và Đảng
bộ Khối các cơ quan Trung ương.
Tham dự các buổi làm việc
có đại diện lãnh đạo các ban đảng Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và một
số bộ, ngành Trung ương.
Tại các buổi làm việc,
sau khi nghe đại diện lãnh đạo các đảng bộ trình bày dự thảo các văn kiện và
phương án công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025, ý kiến đóng góp của các ban,
bộ, ngành Trung ương, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cho ý kiến vào
ba nhóm nội dung: Đối với dự thảo báo cáo chính trị của cấp uỷ và dự thảo nghị
quyết trình đại hội đảng bộ, cho ý kiến về những vấn đề quan trọng như chủ đề,
kết cấu; đánh giá, nhận định chủ yếu; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp lớn; những nội dung cơ bản của báo cáo chính trị đưa vào dự thảo nghị
quyết, các định hướng lớn nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội
XIII của Đảng có liên quan trực tiếp đến các đảng bộ. Đối với dự thảo báo cáo
kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành đảng bộ, cho ý kiến chủ yếu về
tính nghiêm túc, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của cấp uỷ; về
nội dung và phương thức lãnh đạo; những kinh nghiệm tốt, cách làm mới trong
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và nhất là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại
địa phương. Đối với phương án nhân sự của cấp uỷ, cho ý kiến về quá trình chuẩn
bị nhân sự, số lượng ban chấp hành, ban thường vụ và tiêu chuẩn, nhất là cơ cấu
về độ tuổi, tỉ lệ tuổi trẻ, tỉ lệ nữ, tỉ lệ tái cử.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư
ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương,
Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương và Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các
tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Điện Biên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,
Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Ninh Thuận,
Tây Ninh, Hậu Giang, Cà Mau đã tạo ra bước phát triển toàn diện hơn về kinh tế
- xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, phân tích những bài học kinh nghiệm rút ra
từ thực tiễn xây dựng và phát triển của mỗi đảng bộ trong nhiệm kỳ qua.
Căn cứ vào ý kiến kết
luận của đồng chí chủ trì hội nghị và ý kiến các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, các ban, bộ, ngành Trung ương, các đảng bộ sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện
dự thảo các văn kiện và phương án công tác nhân sự đại hội để tổ chức thành
công đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Như vậy, tính đến ngày
19/9/2020, Bộ Chính trị đã làm việc với 63/67 đảng bộ trực thuộc Trung ương.
Công tác tổ chức làm việc được các đảng bộ và các cơ quan liên quan chuẩn bị
nghiêm túc, chu đáo, trách nhiệm cao, quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số
35-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định, hướng dẫn của Trung ương. Các buổi
làm việc của Bộ Chính trị với các đảng bộ trong tuần đầu, đợt 3 đã bảo đảm tốt
các yêu cầu chung./.
Công tác nhân sự đã được ĐCS VN tổ chức thực hiện rất tốt
Trả lờiXóaPhải làm tốt công tác chuẩn bị; vì chuẩn bị tốt là đã góp phần 50% cho Đại hội thành công
Trả lờiXóa