Nhiều người vẫn tưởng pháo tự hành M107 cỡ nòng 175
mm, chiến lợi phẩm từ sau năm 1975 của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã hoàn toàn
được đưa ra khỏi biên chế. Tuy nhiên, những hình ảnh mới xuất hiện gần đây lại
cho thấy không phải như vậy.
Dù là
loại pháo tự hành được trang bị cho Lục quân Mỹ từ năm 1962 và được kỳ vọng cao
nhưng thực tế, trong chiến tranh ở Việt Nam, hiệu quả chiến đấu của M107 không
cao. Theo thống kê, một số lượng khá lớn pháo tự hành M107 đã bị tiêu diệt suốt
thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Trong chiến dịch Lam Sơn 719, trận phòng ngự tại
căn cứ Khe Sanh hay chiến dịch Tây Nguyên, quân đội Việt Nam đã thu giữ hàng
trăm khẩu pháo cùng hàng nghìn viên đạn, trong đó có 12 pháo tự hành M107.
‘Vua chiến trường’ M107 có gì đặc biệt?
Pháo tự hành tầm xa M107 cỡ
nòng 175 mm là vũ khí do Mỹ thiết kế và sản xuất, sử dụng cho nhiệm vụ pháo
kích mục tiêu cấp chiến lược nằm ở hậu phương (kho xăng, nhà ga, sân bay, trung
tâm chỉ huy) bằng đạn kích thước lớn, sức công phá mạnh. Nó được coi là loại
pháo tự hành có cỡ nòng lớn bậc nhất từng được Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Loại pháo
này còn có biệt danh là “Vua chiến trường” (do quân lực Việt Nam Cộng hòa gọi)
trong thời chiến tranh Việt Nam.
Cụ thể,
pháo tự hành M107 có chiều dài tổng thể 11,25 m; chiều rộng 3,15 m; chiều cao
4,47 m; trọng lượng 28,2 tấn. M107 được trang bị pháo M113 hoặc M113A1 cỡ
175mm, nòng dài đến 9,15m. Khung gầm M107 là xe bánh xích trang bị động cơ 450
mã lực cho tốc độ tối đa 80km/h, tầm hoạt động 720km.
Mặc dù có
tốc độ bắn chỉ 1 - 2 viên/phút, M107 có tầm bắn xa tới gần 40 km. Đạn pháo có
trọng lượng 66,6 kg, với bán kính sát thương lên tới 50 m, gần tương đương một
quả bom cỡ nhỏ.
Khi bắn,
pháo phải có xe tải đạn M548 đi kèm do trong lượng đạn quá lớn, dự trữ đạn
trong xe chỉ có 2 viên. Việc nạp đạn được thực hiện hoàn toàn thủ công. Sau mỗi
lần bắn, phải hạ nòng pháo, tiếp đạn, sau đó lại nâng nòng pháo để bắn. Chính
vì vậy, tốc độ bắn của M107 là rất thấp, hoàn toàn thất thế trước nhịp bắn của
M46 (từ 4 - 6 viên/phút). Càng chiến đấu lâu, kíp pháo càng xuống sức thì tốc
độ bắn càng sút giảm thêm.
Không
những thế, mỗi khi bắn thì gầu múc đất ở đằng sau đuôi xe phải hạ cắm chặt
xuống đất để đảm bảo pháo không bị trượt ra sau khi bắn. M107 cần kíp pháo lên
tới 13 người, trong đó 5 người trên xe pháo và 8 người trên xe bánh xích khác,
khiến đội hình pháo thủ thật sự cồng kềnh.
Sử dụng ở miền Nam Việt Nam và tình hình sau năm
1975
M107 được
Mỹ đưa sang miền Nam Việt Nam năm 1965 nhằm đối phó với pháo xe kéo M46 130mm
của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ở thời điểm đó, M46 có tầm bắn xa (30km), điều
mà không có pháo nào của Mỹ hay Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đương
đầu được.
Tại Miền
Nam, pháo tự hành M107 được sử dụng trong các trận tìm diệt lớn của Mỹ - VNCH
như Chiến dịch Lam Sơn 719 hay trận phòng ngự tại căn cứ Khe Sanh của Mỹ -
VNCH...
Mặc dù
được Mỹ và quân đội VNCH kì vọng rất nhiều, thực tế hiệu quả chiến đấu của M107
tại chiến trường Việt Nam không cao. Một lượng lớn pháo tự hành M107 của Mỹ -
VNCH đã bị tiêu diệt.
Trong
chiến dịch Trị-Thiên hồi tháng 3.1972, toàn bộ Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 VNCH
đã ra hàng cùng với 4 khẩu M107 “Vua chiến trường” còn vận hành tốt.
Trong
cuốn Lịch sử Pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam (1945-1975) miêu tả:
Sau năm
1975, Quân đội nhân dân Việt
Nam thu được thêm một số lượng nhỏ M107 175mm từ quân đội VNCH
và thành lập một đơn vị cấp tiểu đoàn chiến lược. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ
biên giới phía Nam, pháo tự hành M107 đã tham gia vào các trận đánh tiêu diệt
quân Pôn Pốt ở Mộc Bài - Tây Ninh, góp phần giải phóng nhân dân Campuchia khỏi
nạn diệt chủng Khmer Đỏ.
M107 cũng
trải qua nhiều đợt sửa chữa, thay thế phụ tùng sau đó. Tuy vậy, do nòng pháo
M113 có tuổi thọ khá kém, chỉ bắn được 700 - 1.200 phát (tùy vào số lượng và
liều phóng mỗi phát bắn). Hiện
những khẩu pháo M107 thường được trưng bày trong các viện bảo tàng.
Việt Nam có rất nhiều loại pháo hiện đại hơn rất nhiều loại M107 này; cho nên chỉ nên để loại này ở các bảo tàng chiến thắng giặc Mỹ xâm lược
Trả lờiXóaLoại pháo tự hành này của Mỹ chỉ để trưng bày trong viện bảo tàng thôi; Việt Nam có nhiều loại hiện đại hơn nhiều
Trả lờiXóa