Bộ chỉ huy Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947 báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh kế hoạch tác chiến, bố trí lực lượng chiến dịch. |
Tháng
10/1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô lớn lên Việt Bắc, với ý đồ phá
tan căn cứ kháng chiến, tiêu diệt phần lớn chủ lực của ta, nhằm kết thúc sớm
chiến tranh.
Dưới
sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau 75 ngày đêm anh dũng chiến
đấu, quân và dân ta đã đánh bại cuộc hành quân của quân Pháp, bảo vệ an toàn cơ
quan đầu não cùng lực lượng chủ lực của kháng chiến, giữ vững khu căn cứ địa
Việt Bắc.
Từ
đó làm thất bại hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh", buộc
địch bị sa lầy, bị động kéo dài chiến tranh ngoài ý muốn.
Để
có được chiến thắng đó, ngay từ mùa Hè năm 1947, sau khi nghiên cứu, phân tích
các hoạt động của quân Pháp, đặc biệt là việc tăng quân cho chiến trường Bắc
Bộ, Thường vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Quân ủy đã
nhận định nhiều khả năng địch sắp tiến hành một kế hoạch chiến lược mới, đẩy
mạnh cuộc tiến công.
Ngày
15-9-1947, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị xác định nhiệm vụ: Tích cực
chuẩn bị chiến dịch mùa Đông về mọi mặt đặng đối phó với cuộc tiến
công có thể lan rộng và ác liệt của đội quân Pháp sau mùa mưa.
Trên
cơ sở định hướng của Hội nghị quân sự toàn quân lần thứ 4, ngày 4-10-1947, Bộ
Tổng chỉ huy đã gửi mệnh lệnh tác chiến cho các khu nêu rõ phương án tác chiến
đối với từng tình huống.
Ngày
15-10-1947, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Phải phá tan cuộc tấn
công mùa Đông của giặc Pháp", trong đó vạch rõ những những điểm yếu cơ bản
của địch là: Cuộc tiến công này địch không tỏ ra là chúng mạnh, có đủ sức đánh
ta khắp các mặt trận. Điểm yếu chí mạng của địch đó là khâu tiếp tế, vận chuyển
vì xa hậu phương.
Việc
cơ động bằng cơ giới, bảo đảm hậu cần, tăng viện, ứng cứu của địch sẽ gặp nhiều
khó khăn.
Bộ
Tổng chỉ huy đã nghiên cứu và xác định, quân địch cơ động chủ yếu dựa vào đổ bộ
đường không và xe cơ giới, tàu thủy, được hỏa lực pháo binh, không quân, tàu
thủy chi viện mạnh. Do đó, nếu ta tổ chức phòng ngự để ngăn chặn địch thì sẽ
gặp rất nhiều bất lợi, khó có thể giữ được trận địa trước sức mạnh của quân
địch.
Vì
vậy, chỉ có cách chủ động phản công mới có thể đánh bại cuộc tiến công quy mô
lớn của thực dân Pháp. Đây là sự lựa chọn phù hợp vì nhờ vậy ta đã phát huy
được sức mạnh của mọi thành phần tham gia để đánh địch (cả bộ đội chủ lực, bộ
đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân).
Đồng
thời các lực lượng đánh địch có điều kiện thực hiện vận động chiến, tiến hành
chiến tranh du kích với nhiều hình thức, phương thức chiến thuật phong phú,
đánh địch rộng khắp và liên tục nhằm tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực
địch, sau đó tập trung lực lượng đánh những trận quan trọng làm thất bại hoàn
toàn cuộc hành quân của địch lên Việt Bắc.
Dựa
trên cơ sở kế hoạch hành quân của địch, với lực lượng chủ yếu trên hai gọng
kìm, địch phải cơ động trên đường bộ và trên sông, ta xác định, đây là mục tiêu
tiêu diệt chủ yếu.
Nếu
ngăn chặn, đánh bại được hai cánh quân này, tức là phá được thế "hợp
vây", ta có điều kiện ngăn chặn, tiêu hao lực lượng quân nhảy dù, từ đó mở
những trận đánh tập trung tiêu diệt quân địch co cụm, rút lui.
Về
thời cơ mở chiến dịch, Bộ Tổng chỉ huy đã chọn đúng thời điểm từ ngày 15 đến cuối
tháng 10-1947, sau khi ta nắm được toàn bộ kế hoạch tiến công của địch và khi
các cánh quân dù ở Bắc Kạn, quân đường thủy và đường bộ trên đường số 3 gặp khó
khăn. Lúc đó, nhờ tổ chức và sử dụng lực lượng phản công hợp lý, ta đã đạt được
hiệu suất cao trong chiến đấu.
Quá
trình phản công, Bộ Tổng chi huy đã chỉ đạo, điều hành hết sức linh hoạt, nhạy
bén, phát hiện những chỗ yếu của địch, nhanh chóng điều chỉnh lực lượng và thế
trận, cách đánh, kịp thời hạ quyết tâm đúng thời cơ, thời điểm giành lại thế chủ
động với cách đánh và sử dụng lực lượng sáng tạo, đảo ngược lại thế trận, bẻ
gãy các gọng kìm chiến lược của quân Pháp.
Do
có sự chủ động nên cách tổ chức bố trí thế trận và sử dụng lực lượng của ta rất
hợp lý, phù hợp với điều kiện trang bị, trình độ tác chiến của bộ đội và đặc
điểm chiến trường.
Cụ
thể, ta đã chủ động phân tán nhỏ lẻ các đơn vị chủ lực và kết hợp chặt chẽ,
hiệu quả giữa bộ đội chủ lực với dân quân du kích hình thành thế trận vừa vững
chắc vừa hiểm yếu, thực hiện bao vây chia cắt, liên tục đánh phục kích, tập
kích; kết hợp giữa bộ binh với pháo binh, công binh đánh trên sông… gây cho
địch những tổn thất nghiêm trọng.
Khi
chúng bắt đầu rút quân khỏi Việt Bắc, ta đã tổ chức tiến công đồng loạt nhằm
tiêu diệt phần lớn sinh lực địch.
Nhờ
sự chủ động chuẩn bị các điều kiện, lựa chọn loại hình và thời cơ mở chiến dịch
nên ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Việt Bắc Thu-Đông 1947. Chiến thắng này
khẳng định sự tài tình trong chỉ đạo chiến tranh của Trung ương Đảng, Bộ Tổng
chỉ huy dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây
là một trong những kinh nghiệm rất có giá trị về nghệ thuật chiến dịch trong
cuộc kháng chiến chống Pháp, thể hiện rõ nét những vấn đề cơ bản về nghệ thuật
chiến dịch cũng như nghệ thuật chiến dịch phản công của quân đội ta thời kỳ mới
thành lập, tạo tiền đề cơ bản để hình thành và phát triển các loại hình chiến
tranh lớn sau này./.
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước chúng ta đã có chiến lược và chiến thuật rất linh hoạt, phù hợp nên đã biến yếu thành mạnh làm cho quân thù khiếp sợ
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi cũng nghĩ như bạn
Xóa