Thứ Tư, 22 tháng 5, 2024

HRW LẠI DIỄN CHIÊU TRÒ CŨ

 

Nhắc đến tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), chúng ta "nhẵn mặt" với những thủ đoạn đưa ra thông tin sai trái, xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mức độ xuyên tạc và vu cáo của HRW ngày càng gia tăng với nhiều hình thức, điều đó không chỉ thể hiện qua phát ngôn của đại diện tổ chức này mà còn qua các báo cáo, thông cáo, thư kiến nghị... Ngày 8/5/2024, HRW tiếp tục đưa thông cáo cho rằng Việt Nam "phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động"!

Mới đây, ông John Sifton, Giám đốc vận động Ban Á Châu của HRW đã có những phát biểu rất lố bịch như: "Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn"; "Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình”.

Thực tế, lao động và việc làm là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam qua các thời kỳ. Sau gần 40 năm đổi mới, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới, Việt Nam đã tham gia 25 công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bao gồm 7 trong số 8 công ước cơ bản; Theo thống kê trong giai đoạn từ năm 2018-2020, tổ chức công đoàn đã triển khai rộng khắp chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn" ở nhiều tỉnh, thành phố. Đến năm 2023, 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng... Một bước tiến nữa trong bảo đảm quyền con người lĩnh vực lao động là việc Việt Nam phê chuẩn Công ước 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức vào tháng 6/2020. Trong bối cảnh vấn đề lao động cưỡng bức trên thế giới được ILO cảnh báo là "khẩn cấp", nỗ lực này của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận và đánh giá tích cực.

Việc tổ chức HRW ngày 8/5/2024 cáo buộc Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động là sự vu cáo trắng trợn. Đáng nói, HRW chỉ trích điều này ngay sau khi đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 7/5/2024. Thực tiễn cho thấy, dù HRW hay một số tổ chức khác có hành động vu cáo Việt Nam dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền, lao động việc làm… thì chính những thành tựu sinh động nêu trên là minh chứng rõ nét nhất, bác bỏ mọi luận điệu vu cáo, xuyên tạc.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét