Có thể khẳng định, đây là sự vận dụng
sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống
mạnh” của ông cha ta vào cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, có tiềm lực kinh
tế, quân sự hơn ta gấp nhiều lần. Nắm vững và vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác
chiến quân sự này Quân đội và Nhân dân ta trên các chiến trường đã lập nên
những chiến công to lớn, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc. Trải qua thời gian, tư tưởng, nghệ thuật tác chiến
“nắm thắt lưng địch mà đánh” của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vẫn giữ nguyên giá
trị lý luận và có ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc, nhất là trong điều kiện
chiến tranh địch sử dụng vũ khí, phương tiện công nghệ cao ngày nay.
Quân đội Mỹ là đội quân nhà nghề được
trang bị vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất thế giới. Điểm mạnh cơ bản của quân
địch là cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, nhanh chóng đè bẹp đối
thủ khi sử dụng nghệ thuật tác chiến theo lối chính quy, hai bên cùng dàn trận
đôi công tác chiến trực diện. Điểm yếu chí mạng của Quân đội Mỹ là khi đối
phương sử dụng nghệ thuật tác chiến áp sát và quần lộn trên một khu vực chiến
trường hẹp thì các loại vũ khí, phương tiện hiện đại không phát huy được tính
năng kỹ, chiến thuật. Phát hiện được điểm yếu này của Quân đội Mỹ, nghệ thuật
tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh” đã được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đề
xuất và áp dụng rộng rãi trên các chiến trường của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước.
Chiến dịch Plei-me diễn ra tháng
11-1965 là một ví dụ điển hình về nghệ thuật tác chiến “nắm thắt lưng địch mà
đánh”. Vào thời điểm này, tại thung lũng Ia Đrăng (huyện Chư Pông, tỉnh Gia
Lai), diễn ra những trận đánh vô cùng ác liệt giữa bộ đội chủ lực Tây Nguyên và
Sư đoàn kỵ binh bay số 1- con “át chủ bài” của Quân đội Mỹ thời bấy giờ. So
sánh về lực lượng và vũ khí, trang bị của chiến dịch này cho thấy, quân đội Mỹ
được chi viện mạnh mẽ của hỏa lực pháo binh và không quân, kể cả pháo đài bay
chiến lược B-52. Với lực lượng của một trung đoàn bộ binh, thực hiện nghệ thuật
tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh”, bộ đội ta đã tiêu diệt một tiểu đoàn và
đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác của Quân đội Mỹ, buộc chúng phải tháo chạy
khỏi thung lũng Ia Đrăng...
Địa đạo Củ Chi là một căn cứ kháng
chiến nằm sát nách thành phố Sài Gòn-Trung tâm kinh tế, chính trị và được bố
trí một lực lượng quân sự khổng lồ của Mỹ-Ngụy. Quân, dân Củ Chi đã dũng cảm, ngoan
cường đánh bại các cuộc hành quân quy mô lớn và hết sức tàn bạo bằng các loại
vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của quân địch trong suốt cuộc chiến
tranh. Có thể khẳng định, nơi đây đã thể hiện sinh động nhất và phát huy cao độ
nghệ thuật tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh” của quân và dân Nam Bộ. Tính
sáng tạo của cách đánh này là quân và dân ta đã tối thiểu hóa sức mạnh của binh
khí và kỹ thuật hiện đại của quân địch, nhưng phát huy tối đa sức mạnh của Quân
đội ta, bởi lối đánh gần, áp sát đối phương. Sự sáng tạo đó được thực hiện trên
nền tảng lý luận nghệ thuật quân sự vừa hiện đại, vừa quán triệt sâu sắc tư
tưởng quân sự của ông, cha. Điều quan trọng hơn, nghệ thuật tác chiến được khái
quát hết sức ngắn gọn trong 6 chữ “dễ hiểu, dễ nhớ”, mỗi người lính đều có thể
thực hiện khi giữ bất kỳ cương vị nào trong tác chiến và trong từng hoàn cảnh
chiến đấu cụ thể...
Mĩ rất ớn Việt Nam
Trả lờiXóa