Ông Lưu Bình Nhưỡng từng là đại biểu
Quốc hội Khóa XIV, được biết đến là người hay có những phát biểu tranh luận tại
nghị trường, đặc biệt liên quan đến các vấn đề “nóng” của xã hội. Nhiều phát
biểu trong đó đã bị số đối tượng chống đối lợi dụng bôi nhọ cơ quan Đảng, Nhà
nước, trở thành “chất liệu” chống phá. Đặc biệt, ông Lưu Bình Nhưỡng cũng từng
có những phát biểu trước Quốc hội về đạo đức, công lý và những thế lực xấu đã
lợi dụng tung hô, lấy cớ xuyên tạc. Vì vậy không ngạc nhiên khi tin ông
Lưu Bình Nhưỡng bị bắt, lập tức các đối tượng chống đối, phản động đã lợi dụng
vu cáo.
Tổ chức khủng bố Việt Tân cho rằng,
vì ông Lưu Bình Nhưỡng hay nói động chạm đến các vấn đề xã hội, động chạm cả
đến cơ quan tiến hành tố tụng mà dẫn tới bị xử lý hình sự. Chúng còn thần thánh
hóa rằng, với việc ông Nhưỡng bị bắt, dân mất chỗ dựa, mất nơi “gửi đơn kêu
oan”! Có thể nói, đây là luận điệu kích động, xuyên tạc thường thấy của các thế
lực xấu nhằm đánh tráo bản chất vấn đề.
Vụ án mà cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Thái Bình đang điều tra không phải là điều tra trực tiếp, từ đầu đối với ông
Lưu Bình Nhưỡng. Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (37
tuổi, thường gọi là Cường "quắt", trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình) về tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại khoản
4, Điều 170, Bộ luật Hình sự. Trước đó ngày 17/5/2023, cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Minh
Cường về tội danh trên.
Quá trình bắt, khám xét đối với bị
can Lưu Bình Nhưỡng, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cũng đã thu giữ nhiều
đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra, mở
rộng vụ án. Với các tài liệu có liên quan đến vụ án thu được, việc ông Nhưỡng
bị bắt, khởi tố để điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường là đảm bảo đúng quy
trình tố tụng. Tính chất, mức độ vi phạm, sự liên quan của bị can Lưu Bình
Nhưỡng trong vụ án “Cường quắt” như thế nào, hành vi cưỡng đoạt tài sản ra sao,
cơ quan CSĐT đang tiếp tục làm rõ và sẽ có kết luận cụ thể.
Việc một số tổ chức, cá nhân thù
địch, phản động cố tình đánh tráo bản chất vụ án liên quan ông Lưu Bình Nhưỡng
là thủ đoạn không mới. Các đối tượng cố tình định hướng dư luận theo hướng tiêu
cực, biến một vụ án hình sự được điều tra như một vụ “tấn công người bảo vệ
công lý”, miệt thị rằng “sống dưới chế độ độc tài cộng sản thì không có quyền
cất lên tiếng nói tự do ngôn luận”; “lợi dụng pháp luật để áp tội tùy tiện, trù
dập những người khiến họ không hài lòng”… Các đối tượng tung hô cá nhân vi
phạm, miệt thị cơ quan tiến hành tố tụng để chống phá, hạ bệ, bôi nhọ hệ thống
pháp luật Việt Nam; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với cơ quan công
quyền, tiến tới quy kết, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam. Những luận
điệu trên vốn dĩ không phải là thủ đoạn mới bởi từ trước đến nay, lợi dụng
nhiều đối tượng bị bắt, các tổ chức, hội nhóm phản động như Việt Tân, Hội Anh
em dân chủ, các hãng truyền thông hải ngoại thù địch với Việt Nam như RFA, RFI,
VOA… đã đưa ra nhiều bài viết, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, cố tình công
kích Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng. Do vậy, người dùng mạng xã hội phải
thật tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc bởi mạng xã hội là miếng đất màu
mỡ để các thế lực thù địch, phản cách mạng, phần tử cơ hội chính trị sử dụng
thực hiện những thủ đoạn xấu chống phá Đảng, Nhà nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét