Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2023

ĐỜI SỐNG CÔNG GIÁO – THỰC TIỄN SINH ĐỘNG PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI

 

Tôn giáo du nhập, hình thành ở Việt Nam từ rất sớm, được người dân đón nhận bởi những giá trị nhân bản mà tôn giáo mang lại phù hợp với đạo lý, văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt. Từ khi Đảng ta lãnh đạo cách mạng đã luôn thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp từng giai đoạn, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ quan điểm: “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng, tự do và lương-giáo đoàn kết”. Thể chế quan điểm đó, ngày 14/6/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL, gồm 5 chương, 16 điều - văn bản pháp quy đầu tiên, quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của chức sắc tôn giáo và tín đồ về hoạt động tôn giáo tại Việt Nam.

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những quan điểm nhất quán này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013. Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Chính phủ ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta khẳng định: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và Hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận…”.

Thực tế cũng cho thấy, chỉ tính trong 20 năm qua (2003-2023), số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự của các tôn giáo gia tăng đáng kể. Đến năm 2022, Nhà nước ta đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau với khoảng 27 triệu tín đồ, trên 53 nghìn chức sắc, 135 nghìn chức việc, hơn 29 nghìn cơ sở thờ tự… Ngoài ra, hằng năm có hơn 8.000 lễ hội về tín ngưỡng, tôn giáo với hàng vạn tín đồ tham gia. Trong 10 năm thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp hàng trăm hecta đất để xây dựng cơ sở thờ tự…

Bất chấp thực tiễn đó, các thế lực xấu chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, móc nối với số cơ hội, bất mãn, có tư tưởng định kiến để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo. Họ xuyên tạc quy định “việc đăng ký điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung” trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là nhằm “kìm kẹp hoạt động tôn giáo”. Họ lợi dụng những vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, những tồn tại về công tác cán bộ, tình trạng tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước; quy chụp hiện tượng thành bản chất, vi phạm của cá nhân thành “bản chất chế độ”...

Nhiều tổ chức thù địch cho rằng chính quyền vẫn hạn chế tôn giáo, bắt giam những nhân vật “đấu tranh cho tự do, tín ngưỡng tôn giáo”... Họ tìm cách tiếp xúc với những cá nhân, nhân vật bất mãn trong các tôn giáo (có những nhân vật đã bị chính các tổ chức tôn giáo tẩy chay) để phỏng vấn, lấy những quan điểm, nhận xét của các nhân vật này để làm “bằng chứng” vu cáo Việt Nam.

Ở Việt Nam, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016), đã quy định rất rõ: Để được công nhận về mặt tổ chức, các nhóm tôn giáo phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Do vậy, khi các nhóm, tổ chức tôn giáo chưa đáp ứng được yêu cầu thì khi đó chính quyền chưa xem xét công nhận tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, các quan điểm thù địch lại cho rằng, Nhà nước phải công nhận tất cả những tổ chức đó, cho dù họ chưa có đủ các điều kiện. Đây là sự can thiệp sai trái vào công việc nội bộ, can thiệp vào pháp luật Việt Nam, đó là điều không thể chấp nhận. Thực tế, các nước trên thế giới cũng có những quy định rất rõ về việc công nhận các tổ chức tôn giáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét