Từ môi trường này, các nền tảng
mạng xã hội xuất hiện nhan nhản những cái gọi là nhóm, hội nhóm “Yêu đồ lính
Việt Nam Cộng hòa”, “Yêu đồ lính Mỹ”... Cùng với sản xuất, mua sắm, sử dụng các
loại trang phục mới, các thành viên của những hội, nhóm này còn kêu gọi, vận
động sưu tầm trang phục và các loại vật dụng của lính Mỹ sử dụng trong chiến
tranh xâm lược Việt Nam và đồ của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Họ coi đó như
là một thú chơi “đẳng cấp”...
Điều đáng nói, từ những hội, nhóm tự phát này, họ kêu gọi tụ tập nhiều người,
mang mặc trang phục của ngụy quân Sài Gòn trước năm 1975, tổ chức diễu hành, đi
đến các điểm du lịch, nơi công cộng, diễn lại cảnh hành quân của ngụy quân ngày
xưa rồi quay clip, ghép hình ảnh, tung lên mạng. Trong rất nhiều những hình
ảnh, clip ấy, nhiều người thể hiện thái độ ngông nghênh, lời nói lỗ mãng, cử
chỉ dị hợm, hát hò và phát các bản nhạc, bài hát của chế độ ngụy quân, ngụy
quyền Sài Gòn trước năm 1975, rất phản cảm, phản văn hóa, thể hiện sự nông cạn
trong nhận thức của nhóm người này.
Tại một số sự kiện văn hóa và tại một số hoạt động có đông người
tham gia như đám cưới, lễ hội, họp mặt... không ít người đã lợi dụng sự kiện để
mang mặc trang phục lính ngụy, hát nhạc của chế độ tay sai bán nước.
Những hoạt động phản cảm nêu trên
diễn ra từ lâu. Thời gian gần đây, với tiện ích công nghệ và sự tương tác mạnh
mẽ trên các nền tảng không gian mạng, những trò lố này được một bộ phận không
nhỏ người dùng mạng xã hội khuếch trương, rủ rê, lôi kéo người khác cùng tham
gia, trở thành chủ đề được bàn tán xôn xao trên các nền tảng Mạng
xã hội, gây bức xúc dư
luận. Đặc biệt là trong những ngày tháng Tư lịch sử, khi toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta tổ chức các hoạt động kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước; những hoạt động phản cảm nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến môi
trường văn hóa công cộng và đời sống văn hóa tinh thần của toàn xã hội. Điều
đáng lưu ý là trong nhiều trò lố ấy, họ còn lôi kéo, tổ chức cho các em, các
cháu tuổi thiếu niên, nhi đồng tham gia. Các dịch vụ kinh doanh đồ lính ngụy
cũng ra rả thông tin quảng cáo các loại trang phục dành cho trẻ em...
Diễn biến của những chiêu trò phản
cảm này cho thấy, đây không còn đơn thuần là kiểu chơi ngông, chơi trội, dị
biệt, thể hiện tư duy, sở thích lệch lạc, lệch chuẩn... của một số người. Đằng
sau những trò lố phản cảm ấy là những toan tính thâm độc của những đối tượng có
tư tưởng cực đoan, thù địch, muốn lợi dụng chiêu trò để thực hiện mục đích
chính trị, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đời sống nhân dân.
Vì
vậy, chính quyền và
cơ quan chức năng địa phương phải có biện pháp chấn chỉnh; đồng thời,
mỗi người dân cần lên tiếng phản đối hành vi phản cảm, độc hại này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét