Về phương diện lịch sử, các thế lực
thù địch và cơ hội chính trị tập trung xuyên tạc, phủ nhận lịch sử và thành quả
đấu tranh cách mạng vẻ vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng
xuyên tạc lịch sử, cho rằng nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì dân tộc ta
không phải tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài, đau thương, tổn hại xương máu.
Cho rằng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không “độc đoán, chuyên quyền” thì Việt Nam
đã đứng trong hàng ngũ các nước phát triển từ lâu. Từ đó rêu rao, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng lãnh đạo đất nước.
Trên phương diện thực tiễn, các thế
lực thù địch cường điệu, khoét sâu vào một số hạn chế, khuyết điểm trong quá
trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhất là một số hiện tượng, sự
việc đơn lẻ, biến nó thành phổ biến, tất yếu của chế độ, rồi quy kết vào cái
gọi là “lỗi hệ thống” - ám chỉ hệ thống chính trị do một đảng lãnh đạo; đổ lỗi
Đảng lãnh đạo tạo ra sự tụt hậu kinh tế so với trình độ phát triển chung, cho
rằng Đảng chỉ tập trung nỗ lực vào vấn đề chuyên quyền chính trị, thay vì vấn
đề kinh tế. Họ sử dụng triệt để những chiêu bài dân chủ, đa nguyên, thúc đẩy
cái gọi là “xã hội dân sự” để cổ vũ sự bất đồng ý kiến về quan điểm trong Đảng,
từ đó để chia rẽ đoàn kết dân tộc, hòng tạo thành những phe phái, hội nhóm đối
lập. Các thế lực chống cộng tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức và sinh
hoạt đảng, đặc biệt là vào nguyên tắc tập trung dân chủ. Các thế lực thù địch
đưa ra luận điệu độc đảng là độc tài, độc đoán, là thủ tiêu dân chủ, động lực
phát triển đất nước; một Đảng được tổ chức theo “mô hình phát xít”, mắc bệnh
sùng bái với quá khứ…
Đây là những luận điệu cố tình xuyên
tạc về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong thể chế chính trị ở Việt Nam, cổ
súy, thúc đẩy cái gọi là giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập kiểu phương Tây. Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung
thành cho lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân mà còn nhân dân lao động và
toàn dân tộc. Điều này hoàn toàn khác với đảng chính trị trong thể chế đa đảng
chỉ đại diện cho một nhóm lợi ích nhất định mà trong rất nhiều trường hợp, lợi
ích cục bộ của đảng phái mâu thuẫn, xung đột với lợi ích chung của xã
hội.
Việc tồn tại một đảng, lưỡng đảng hay đa đảng ở từng nước là
do những điều kiện lịch sử cụ thể lựa chọn, không có khuôn mẫu chung cho tất cả
các nước. Trong các văn kiện chính trị - pháp lý ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội là vấn đề có tính nguyên tắc, được khẳng định một cách nhất
quán, rõ ràng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là
Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam
là lực lượng lãnh đạo xứng đáng và tin cậy của dân tộc và nhân dân; nhân dân
trao cho Đảng sứ mệnh lãnh đạo đất nước, dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiến bước
cùng thời đại, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự thật hiển nhiên, đã được
khẳng định từ lý luận và thực tiễn.
Cần phải xử lý nghiêm những kẻ hay xuyên tạc. Tuyên truyền sai đường lối của Đảng.k10
Trả lờiXóa