Vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của công tác kiểm tra, giám
sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng sớm được V.I. Lê-nin chỉ ra. Người nhấn mạnh,
việc kiểm tra đảng viên và kiểm tra việc chấp hành thực tế công tác là mấu chốt
của toàn bộ công tác. “Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại những chủ trương mà
chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây chứng minh tính
chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của những chủ trương đó”.
V.I. Lênin cũng chỉ rõ hướng đổi mới công tác kiểm tra: “Kiểm tra nhân viên
công tác và kiểm tra việc chấp hành thực tế công tác - mấu chốt của toàn bộ
công tác, của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy”.
Vận dụng và phát triển
sáng tạo tư tưởng của V.I.Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh ví công tác kiểm tra như
“ngọn đèn pha” giúp cho việc lãnh đạo đúng đắn. Người chỉ ra: “Chín phần mười
khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”. Vì vậy, theo
tư tưởng Người, công tác kiểm tra phải được tiến hành toàn diện ở tất cả các
khâu, từ chuẩn bị đến cụ thể hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện các nghị
quyết. Điều này trái ngược hoàn toàn với tác phong chỉ chú ý ban hành nghị
quyết, chỉ thị mà thiếu kiểm tra đôn đốc công việc thực tế. Bởi kiểm tra, giám
sát, kỷ luật đảng là một phương thức hoạt động quan trọng, thông qua đó thúc
đẩy, giáo dục cán bộ, đảng viên nêu cao trách nhiệm đối với Đảng, Nhà nước và
Nhân dân; làm cho tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng
viên giữ vững bản lĩnh, lập trường, mục tiêu, lý tưởng cách mạng; đồng thời,
cảnh tỉnh, cảnh báo, ngăn ngừa cán bộ, đảng viên khác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở: Đảng phải luôn luôn
xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu
không như vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn
hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng. Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm
quyền, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội thì công tác kiểm tra càng có tác
dụng, tầm quan trọng đặc biệt… Người coi kiểm tra là một phương tiện, một liều
thuốc đặc hiệu chống lại căn bệnh “nghị quyết một đằng thi hành một nẻo” và
bệnh quan liêu giấy tờ.
Song, muốn đạt hiệu quả cao thì phải “khéo kiểm soát”. “Khéo”
tức là phải trên cơ sở khoa học, có hình thức, phương pháp kiểm tra linh hoạt,
đa dạng. Người phê phán nghiêm khắc lối làm việc quan liêu; thiếu kiểm tra,
kiểm soát cụ thể; thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều; ngồi một nơi chỉ tay
năm ngón. Cách làm việc như thế rất có hại. Nó làm cho lãnh đạo không đi sát
với phong trào, không hiểu rõ được tình hình bên dưới, cho nên phần nhiều chủ
trương, nghị quyết không được chấp hành đến nơi đến chốn...
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào giao đoạn phát triển mới,
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra từ nhiệm
kỳ Đại hội VII vẫn đang hiện hữu, có mặt còn gay gắt hơn…, vì vậy, công tác
kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng càng phải được đặc biệt coi trọng, tiến hành
một cách thực chất, hiệu quả.
Nếu buông
lỏng hoặc xem nhẹ công tác kiểm tra, giám sát tất yếu dẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng. Đó là “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, nhiều
người phạm tội tham nhũng, biến thành “giặc nội xâm”, hại dân, hại nước, làm
suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Bài học về vụ án Trần Dụ
Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu (năm 1950) bị tử hình do phạm tội tham nhũng đến
nay vẫn còn nguyên giá trị, nhắc nhở chúng ta về chính sách sử dụng cán bộ, về
vị trí, vai trò không thể xem nhẹ của công tác kiểm tra, giám sát.
Công tác kiểm tra, giám sát là một nội dung hết sức quan trọng, phải được tiến hành một cách thực chất, có hiệu quả.K10
Trả lờiXóaCó kiểm tra thì mới biết được việc làm đúng hay sai còn biết cách khắc phục. Không kiểm tra có làm cũng như không.K10
Trả lờiXóa