Ông bà ta có câu thành ngữ “bới lông tìm vết” hàm nghĩa chỉ những người có tính soi mói, cố tìm điểm yếu của người khác để phê phán, công kích bằng thái độ và dụng ý xấu.
Nếu nghiêm túc tìm hiểu, thẳng thắn chỉ ra công khai những khuyết điểm nhằm góp ý giúp người khác sửa chữa, tiến bộ thì cần được hoan nghênh, nhưng "bới lông tìm vết" thì lại khác.
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một số cá nhân chuyên
tìm những thiếu sót, sơ hở, vi phạm của cán bộ, đảng viên, công chức, chính
quyền, rồi thổi phồng, "xâu chuỗi", đẩy lên thành vấn đề
"nóng" với ý đồ xấu.
Những đối tượng này thường có ảnh hưởng nhất định trên mạng
xã hội, tự lấy danh nghĩa là đại diện cho dư luận để phán xét. Nhưng kỳ thực,
cái gọi là “dư luận” mà chúng vỗ ngực đại diện ấy chỉ là một bộ phận nhỏ người
sử dụng mạng xã hội có quan điểm trái chiều, cổ xúy, tung hê cho nhau.
Trước mỗi sự việc thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm trong
bộ máy chính quyền, chúng lại "bới lông tìm vết", thậm chí còn theo
kiểu "thầy bói xem voi". Khi các cơ quan chức năng đang tiến hành làm
rõ sự việc thì những đối tượng này đã tự thêm thắt nhiều thông tin lượm
lặt không chính thống, rồi thêu dệt và ra “phán quyết miệng” trên trang mạng xã
hội nhằm hướng lái dư luận theo ý đồ của chúng.
Điều nguy hiểm nhất là chúng lục tìm, tập hợp thông tin có
chủ đích, sai sự thật hòng làm thay đổi bản chất vụ việc để từ công kích
cá nhân đẩy lên lu loa, phê phán bộ máy công quyền với luận điệu rằng chính
quyền tắc trách, sơ hở, bao che cho nhau cùng sai phạm... Từ đây, chúng lợi
dụng mạng xã hội và những nhóm người có tư tưởng trái chiều để bẻ lái dư luận,
hạ thấp uy tín của cá nhân lãnh đạo và bộ máy chính quyền. Xa hơn, chúng công
kích thể chế nhà nước, nói xấu chế độ ta.
Kiểu “bới lông tìm vết” mà các thế lực thù địch, bất mãn
thường dùng để chống phá đất nước, chế độ ta là cực kỳ thâm độc, nham hiểm. Mỗi
chúng ta cần cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, đấu tranh./.
Một lối nghĩ cổ hủ
Trả lờiXóaMỗi chúng ta cần cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, đấu tranh. K10
Trả lờiXóa