Tiên phong trong đại dịch
Những ngày đầu năm 2020, đại
dịch Covid-19 xuất
hiện, hoành hành khắp thế giới. Việt Nam cũng bị đe dọa và Covid-19 diễn biến
ngày càng phức tạp. Ngay trong khó khăn, hiểm nguy khi tình hình dịch Covid-19
ngày càng lan rộng, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã xung kích
vào điểm nóng tâm dịch; kiên cường trên các tuyến biên giới tham gia phòng,
chống dịch bệnh.
Mặc cho thời tiết khắc nghiệt, giữa cái
giá rét thấu xương những ngày Đông, trên các đường mòn, lối mở ở dọc tuyến biên
giới, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ vẫn kiên cường bám trụ địa bàn để ngăn chặn các
đối tượng nhập cảnh trái phép, chặn đứng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào nội
địa.
Tham gia cắm chốt, hàng trăm cán bộ,
chiến sĩ không thể về nhà, phải hoãn cưới vợ, nhiều trường hợp bố mẹ mất cũng
không thể về chịu tang. Tạ lỗi với bố mẹ, khất hẹn với vợ chưa cưới và người
thân, những người lính Biên phòng “căng” mình để cắm chốt trong những lều bạt
nơi rừng thiêng nước độc hàng tháng trời để thực hiện nhiệm vụ.
Trên mặt trận chống dịch, không chỉ
những người lính biên phòng, mà các lực lượng làm nhiệm vụ trong các khu cách
ly cũng đã trọn nghĩa với đồng bào và người nước ngoài đến Việt Nam. Nhưng ngày
đầu năm 2020, thực hiện yêu cầu của Chính phủ cũng như quy định của Bộ Y tế,
người Việt Nam ở nước ngoài về hay người nước ngoài sang Việt Nam phải thực
hiện cách ly bắt buộc trong 14 ngày. Hàng nghìn khu cách ly tập
trung trên địa bàn cả nước được thiết lập để đón công dân từ nước ngoài
trở về thực hiện cách ly.
Mặc cho đối mặt với muôn vàn khó khăn,
nguy cơ lây nhiễm cao nhưng tất cả cán bộ, chiến sĩ phục vụ ở các khu cách ly
luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo điều kiện ăn, ở tốt nhất cho các công dân. Ai
cũng xác định tốt tâm lý 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng chung tay phòng, chống
dịch bệnh) với các công dân. Trong khu cách ly, cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao
tinh thần trách nhiệm, phục vụ tận tình, chu đáo các công dân thực hiện nghĩa
vụ phòng dịch.
Tận mắt chứng kiến và trực tiếp được
chào đón, chăm sóc chu đáo ân cần, được quan tâm lo lắng như người thân của các
cán bộ, chiến sĩ,… những công dân thực hiện nghĩa vụ cách ly phòng bệnh đều rất
cảm động. Những hành động, việc làm cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ đã để lại trong
lòng kiều bào và nhân dân những ấn tượng không bao giờ phai mờ. Đến bây giờ,
sau hơn hai năm dịch Covid-19 bùng phát, câu chuyện về những “bà đỡ” bất đắc dĩ
trong các khu cách ly giúp công dân “vượt cạn” hay chiến sĩ nhường suất ăn cho
công dân… vẫn luôn được nhắc mãi. Và còn đó, những tấm gương cán bộ, chiến sĩ
quên mình trong tham gia giúp nhân dân phòng, chống dịch đã trở thành biểu
tượng cao đẹp về lòng nhân ái, tinh thần quả cảm của Bộ đội Cụ Hồ.
Quên mình trong lũ dữ
Nếu như trong cuộc chiến chống
Covid-19, mỗi cán bộ, chiến sĩ chiến đấu với tinh thần “chống dịch như chống
giặc” để hạn chế thấp nhất sự xâm nhập của dịch bệnh; sẵn sàng “nhường cơm sẻ
áo” dành những điều kiện tốt nhất cho đồng bào mình trong khu cách ly… thì
trong công cuộc phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, cán bộ,
chiến sĩ toàn quân đã không quản gian khó, không sợ hy sinh, sẵn sàng tới những
nơi khó khăn nhất, nguy hiểm nhất để giúp dân chạy lũ, tiếp tế lương thực, thực
phẩm, tìm kiếm người bị nạn… khắc phục hậu quả thiên tai.
Những ngày cuối tháng 10 năm 2020, đồng
bào các tỉnh miền Trung oằn mình trong bão lũ. Nhà cửa, ruộng vườn, tài sản của
người dân trôi theo dòng nước dữ. Làng xã bị cô lập, đất đai sạt lở, hàng nghìn
người dân rơi vào cảnh khó khăn. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, mệnh lệnh cứu
dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại của thiên tai lại được phát đi. Các cơ quan,
đơn vị lực lượng vũ trang đã huy động hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ cùng nhiều
phương tiện như ô tô, xuồng máy, áo phao... có mặt kịp thời sơ tán, ứng cứu
nhân dân.
Xác định “phòng chống lụt bão là nhiệm
vụ chiến đấu trong thời bình”, cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn có mặt ở những
địa bàn khó khăn nhất giúp nhân dân ứng phó với bão lũ, khắc phục hậu quả thiên
tai để hạn chế thấp nhất thiệt hại và đưa cuộc sống của người dân ổn định trở
lại.
Dầm mình trong dòng nước lũ suốt cả
ngày, tham gia sơ tán, di dời hàng trăm người dân và tài sản bà con đến nơi an
toàn nhưng khi nghe tiếng người kêu cứu, cán bộ, chiến sĩ quân đội không ngần
ngại lao mình xuống dòng nước lũ, quyết tâm cứu người bị nạn. Vẫn còn đó những
tấm gương không quản hiểm nguy lao vào tâm lũ, hy sinh tính mạng cứu nhân dân
trong phòng,chống thiên tai của cán bộ, chiến sĩ toàn quân.
Ngay sau khi nước rút, các cơ quan, đơn
vị thuộc lực lượng vũ trang đã điều động hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ và
dân quân tự vệ giúp dân khắc phục hậu quả sau lũ. Các cán bộ, chiến sĩ tích cực
tham gia sửa chữa nhà cửa bị hư hỏng, khắc phục sạt lở đất, khai thông các
tuyến đường giao thông, nạo vét kênh mương thủy lợi, hỗ trợ thu hoạch hoa màu,
vệ sinh các trường học... giúp dân sớm ổn định lại cuộc sống.
Thật khó nói hết những gian lao của
những người lính, các anh luôn có mặt ở những điểm nóng để giúp dân khi xảy ra
thiên tai, hoạn nạn. Cùng với cứu hộ, cứu nạn, họ còn tham gia thực hiện có
hiệu quả công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi
trường, thực hiện các phong trào, công tác chính sách xã hội, vận động nhân dân
thực hiện nếp sống văn hóa... Hình ảnh người lính đem con chữ đến những bản
làng nghèo xa xôi, thắp lên hy vọng và ước mơ cho những em nhỏ vùng cao, chia
sẻ cùng nhân dân những nhọc nhằn, gian khó đã trở thành quen thuộc.
Xung kích, đi đầu, gần dân, giúp dân
vượt qua thiên tai, hoạn nạn, đó chính là mệnh lệnh chiến đấu trong thời bình
của cán bộ, chiến sĩ toàn quân. Hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” xông pha vào các khu
vực trọng yếu, nguy hiểm để giúp dân chống chọi với thiên tai, dịch bệnh góp
phần tô thắm thêm phẩm chất, truyền thống cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng
nhân dân.
Quân đội luôn xung kích đi đầu, góp hết sức mình để phụng sự Đảng, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân.K10
Trả lờiXóaRất hay.k10
XóaĐẹp biết bao hình ảnh thân thương, gần gũi, k quản gian lao của những người lính Cụ Hồ trong thời bình! K10
Trả lờiXóaỞ đâu có khó khăn vất vả ở đó có hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.k10
Trả lờiXóa“Bộ đội Cụ Hồ” xông pha vào các khu vực trọng yếu, nguy hiểm để giúp dân chống chọi với thiên tai, dịch bệnh góp phần tô thắm thêm phẩm chất, truyền thống cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân .k10
Trả lờiXóaSáng mãi phẩm chất cao quý Bộ đội Cụ Hồ. K10
Trả lờiXóaNhững tấm gương cán bộ, chiến sĩ quên mình trong tham gia giúp nhân dân phòng, chống dịch đã trở thành biểu tượng cao đẹp về lòng nhân ái, tinh thần quả cảm của Bộ đội Cụ Hồ... K10
Trả lờiXóaXung kích, đi đầu, gần dân, giúp dân vượt qua thiên tai, hoạn nạn, đó chính là mệnh lệnh chiến đấu trong thời bình của cán bộ, chiến sĩ toàn quân... K10
Trả lờiXóa