Hãng
nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit (EIU-có trụ sở chính tại
Vương quốc Anh) mới đây đã công bố báo cáo chỉ số dân chủ năm 2021, trong đó
xếp Việt Nam vào "nhóm nước phi dân chủ, độc tài".
EIU đưa ra những tiêu chí rất mù mờ, cho rằng đa nguyên, đa đảng là dân chủ, còn một đảng, nhất nguyên là mất dân chủ, độc tài, là rất thiếu căn cứ.
Thực tiễn các quốc gia
trên thế giới cho thấy, vấn đề một đảng hay đa đảng không nói lên được đất nước
đó có dân chủ hay mất dân chủ. Có những quốc gia rất nhiều đảng phái nhưng vẫn
là quốc gia dân chủ thấp, quyền con người không được bảo đảm, lợi ích chỉ nằm
trong tay một bộ phận giàu có. Ngược lại, một số quốc gia chỉ có một đảng lãnh
đạo nhưng lại là quốc gia mà người dân luôn cảm thấy hạnh phúc. Đại dịch
Covid-19 đang phơi bày tất cả mặt trái, những bất công của chế độ tư bản chủ
nghĩa khi mà cuộc khủng hoảng diễn ra cả về kinh tế, chính trị và y tế, xã hội.
Đời sống của đa số người lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia
tăng, trong khi số lượng tỷ phú đô-la lại tăng mạnh, khoảng cách giàu nghèo
ngày càng lớn.
Điều này đang làm
trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột, làn sóng biểu tình, bãi công diễn ra
mạnh mẽ ở những nước tự cho mình là tự do, dân chủ. Nếu thực sự khách quan để
đưa ra được một báo cáo có tính thuyết phục, có giá trị cho nhân loại, EIU cần
khảo sát, chấm điểm ở các tiêu chí như: Bản chất của đảng lãnh đạo chính trị đó
là gì? Cách mạng hay không cách mạng? Mục tiêu cầm quyền của đảng đó ra sao?
Đảng đó có vì nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân
hay không?...
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được các cơ quan báo chí
đăng tải tháng 5-2021, khi phân tích về các thiết chế dân chủ theo công thức
"dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt, đã chỉ rõ: “Sự
rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về
điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình
thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền
lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà
tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là "tự do",
"dân chủ" dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được
các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên
chế của các tập đoàn tư bản”.
Ở khía cạnh khác, EIU
có lẽ chưa hiểu thực tế về Việt Nam hoặc đang bị thế lực nào đó làm cho họ có
cái nhìn thiếu công bằng. Họ hoàn toàn phớt lờ một sự thật, đối với dân tộc
Việt Nam, việc duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền nhưng đó lại là nguyện
vọng chính đáng, là sự lựa chọn của cả dân tộc, nó phù hợp với thực tế, hoàn
cảnh Việt Nam.
Ngược dòng lịch sử, ở
Việt Nam, trong suốt những năm thực dân đô hộ, nhiều tổ chức, đảng phái giương
cao ngọn cờ giải phóng dân tộc nhưng rồi đều bế tắc, thất bại. Họ thiếu cái gì
trong đó? Thiếu đội tiền phong lãnh đạo, thiếu lực lượng, thiếu lý luận soi
đường... Các nhà nghiên cứu luận giải, chủ nghĩa tư bản Pháp với giai cấp tư
sản thống trị xâm lược Việt Nam thì cho dù các ngọn cờ của phong kiến, nông dân
hay trí thức... tiến hành phong trào giải phóng dân tộc sẽ khó có thể thành
công, bởi họ không đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của thời đại.
Lực lượng tiến bộ nhất của thời đại đó phải là giai cấp công nhân; và giai cấp
tư sản chỉ có thể bị đánh đổ bởi giai cấp công nhân.
Là một sự lựa chọn
tất yếu của lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, trong bối cảnh
ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hội tụ trong mình đầy đủ các yếu tố để lãnh
trọn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng thành công, giải phóng dân tộc, đưa đất nước
tiến lên con đường XHCN, xây dựng đất nước ngày một phồn vinh.
Chỉ nói riêng về bản
chất dân chủ của thể chế chính trị Việt Nam qua hơn 92 năm Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo thấy rõ: Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ
XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng đất nước; xây
dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân được xác
định là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Trên thực tế,
Đảng ta luôn nhận thức rất rõ vấn đề thực hành dân chủ, dân chủ ngay chính
trong nội bộ Đảng và thực hiện tốt nhất quyền dân chủ thuộc về nhân dân. Đảng
luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của
nhân dân.
Để đội ngũ đảng viên
và tổ chức đảng hoàn thành sứ mệnh cao cả, Đảng đã thường xuyên tự đổi mới, tự
chỉnh đốn, tự thanh lọc chính đội ngũ cán bộ yếu kém của mình. Đảng cũng không
bao giờ giấu giếm khuyết điểm mà sẵn sàng thừa nhận, chỉ ra thiếu sót, yếu kém
của mình để sửa chữa. Đảng ta cũng không bao giờ tự mãn, dừng lại, say sưa với
chiến thắng mà quên đi hay không nhận thấy những nguy cơ làm hư hỏng chính
mình. Thực tiễn việc xử lý hàng loạt tổ chức đảng và đảng viên có sai phạm,
cùng việc ban hành những quy chế, quy định khắt khe của Đảng để mọi đảng viên
phải rèn luyện, phấn đấu, tự răn mình bao năm qua đã chứng minh điều đó.
Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng đất nước. K10
Trả lờiXóaTừ khi thành lập, phát triển đến nay, Đảng ta luôn coi trọng và phát huy dân chủ, lấy dân làm gốc, bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. K10
Trả lờiXóaĐảng luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Dân chủ ngay chính trong nội bộ Đảng và thực hiện tốt nhất quyền dân chủ thuộc về nhân dân. K10
Trả lờiXóaRất hay.K10
XóaCNXH là một sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.k10
Trả lờiXóa