Nhưng chính những học giả của giai cấp tư sản, thông minh và bản
lĩnh hơn những kẻ giả danh mác-xít nói trên, khi chính họ nhận ra sự “báo ứng”
nan giải, sẽ trở nên vô phương cứu chữa đối với sự “cùng quẫn” của thể chế tư
sản, lúc họ thiếu C.Mác. Bởi vì ở thời khắc cam go và hết sức phức tạp của lịch
sử, ngay trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, hiện nay đang khủng hoảng bởi
thiếu một xung lực đúng đắn từ lĩnh vực tưởng ngỡ như nó nằm ngoài phạm vi hoạt
động thực tiễn.
Đó là lĩnh vực lý luận về kinh tế và xã hội, khi những cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 1997, 1998 và 2008; khi vấn nạn môi
trường sinh thái toàn cầu lan rộng mà các quốc gia tư sản vừa là thủ phạm vừa
là nạn nhân không thể chối cưỡng. Điều đó giải thích vì sao chủ nghĩa tư bản
(CNTB) và các phong trào chống lại “CNTB toàn cầu” đang bộc lộ sự lúng
túng, yếu kém, thậm chí bất lực của chúng, vì họ thiếu một nền tảng lý luận xã
hội căn bản, khoa học và phù hợp.
Nhận thức về nhu cầu bất khả kháng đó, không phải ai khác và
cũng không phải ở đâu khác, chính Jacques Derrida-một triết gia danh tiếng
phương Tây đã phải thốt lên: Chúng ta phải trở về với Mác. Nhân loại không có
tương lai mà lại không có Mác.
Điều đó đã lan tỏa sang cả nước Mỹ, khi ông Bao-lô-xu-ây-xi, một
giáo sư đại học tại bang Florida, lên tiếng cảnh tỉnh: Nếu chủ nghĩa xã
hội (CNXH) dùng trí lực của nhân loại-giống như Mác đã nói-thế thì, rất rõ
ràng, ngoài CNXH không có sự cứu thế nào khác; và ngài M.Kha-rin-tơn,
một nhà văn hóa học người Mỹ, dõng dạc tuyên bố: CNXH sẽ là người kế
thừa các cuộc cách mạng tư sản vĩ đại, là phong trào hiện thực “tự do, bình
đẳng, bác ái”, những điều không thể thực hiện được trong khuôn khổ
của CNTB.
Hiện nay, điều đáng nói hơn, ngay cả một bộ phận người cộng sản,
trong hành trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản do chính Chủ nghĩa Mác-Lênin
khởi xướng, vào những thời khắc khó khăn nhất, lại cũng tỏ ra do dự, hoài nghi,
lúng túng; thậm chí, cả bằng sự thẩm xét hời hợt, nông cạn một cách hình thức
qua các thái độ hoặc là ngoảnh mặt thờ ơ hoặc là kỳ thị, chối bỏ, rồi quay ra
công kích Chủ nghĩa Mác.
Sẽ trở thành ảo tưởng đáng thương hại, khi ai đó có thể tưởng
tượng ra và kỳ vọng về một cuộc “cuộc duyệt binh” trong sự phát triển của những
người làm lý luận mác-xít, với thứ mong muốn “đồng phục” về chính trị, về tư
tưởng và trí lực. Trong sự phát triển và tiến hóa của tự nhiên cũng như vậy.
Những kỳ vọng về sự thuần chủng tuyệt đối của một loài sinh vật nào đó là sự ảo
tưởng, trái quy luật tự nhiên.
Nói như vậy để khẳng định rằng, cần phải có một cách
nhìn thực sự bình tĩnh, khách quan, cần một phương pháp khoa
học, một tinh thần cách mạng, với thái độ thành tâm, nghiêm
túc và cầu thị, chúng ta mới có thể khắc phục những khó khăn, thách thức mà
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, dưới ngọn cờ của Chủ nghĩa Mác-Lênin đang phải
đương đầu, trước hết về mặt tư tưởng lý luận.
Chúng ta phải trở về với Mác. Nhân loại không có tương lai mà lại không có Mác. k10
Trả lờiXóaGiữ vững quan điểm và lập trường trên nền tảng tư tưởng chính thống. Không hoang mang đi ngược lại với lợi ích của tập thể.k10
Trả lờiXóaRất hay.k10
XóaTuyệt đối phải giữ vững lập trường tư tưởng.k để bọn xấu kích động k10
Trả lờiXóaLuôn luôn giữ vững lập trường tư tưởng chủ nghĩa Mác.lênin.tư tưởng Hồ chí Minh.k10
Trả lờiXóaChủ nghĩa Mác là chủ nghĩa chân chính nhất, tiến bộ nhất của thời đại!k10
Trả lờiXóa