Mới đây, Dự án 88 cùng với một phòng thực hành nhân quyền toàn cầu ở Mỹ (GHRC) đã đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cái gọi là Báo cáo về sự đàn áp có hệ thống của chính phủ Việt Nam nhắm vào quyền tự do ngôn luận trên mạng. Tuy nhiên, như thường lệ, báo cáo của tổ chức này tiếp tục có những đánh giá thiếu khách quan và không đúng tình hình thực tiễn vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.
Dựa trên ghi nhận từ những nhân vật mà họ gọi là “các nhà hoạt
động, những người bảo vệ nhân quyền và những học giả từng bị kiểm duyệt, bắt
giữ, và trong một số trường hợp, bị buộc phải rời Việt Nam vì chính phủ không
chấp nhận sự biểu đạt của họ trên mạng”. Báo cáo của Dự án 88 đã lu loa xuyên
tạc rằng chính quyền Việt Nam đã “vi phạm quyền tự do ngôn luận”; “tấn công vào
nền tự do báo chí và hoạt động báo chí độc lập”...
Vẫn theo những thông tin được nêu ra trong bản báo cáo của Dự án
88 thì Nhà nước Việt Nam không tuân thủ theo các cam kết về nhân quyền với quốc
tế; không chịu nội luật hóa các điều đã cam kết, nên luật pháp Việt Nam không
tương thích với công ước của Liên hợp quốc về quyền con người.... Từ những suy
diễn ấy bản báo cáo vu cáo rằng những “nhà báo độc lập” bị bắt giữ thời gian
qua chỉ là “bày tỏ chính kiến một cách hòa bình”, “Việt Nam đàn áp tự do ngôn
luận, tự do báo chí”... và việc Việt Nam bắt giữ, xử lý một số nhân vật như
blogger Nguyễn Văn Hải, Trịnh Bá Phương, Đinh Thị Thu Thủy… là vi phạm quyền
con người; vi phạm quyền tự do ngôn luận đã được nêu trong Công ước Quốc tế về
các quyền Dân sự và Chính trị.
Cần khẳng định ngay rằng, Dự án 88 và GHRC đang núp bóng “bảo vệ
nhân quyền” để bóp méo, xuyên tạc làm sai lệch bản chất các vụ việc nhằm chống
phá Việt Nam.
Cái gọi là Dự án 88 và GHRC nhất là những người đứng đầu 02 tổ
chức này cần biết rằng, Việt Nam đã tham gia vào Công ước Quốc tế về các quyền
Dân sự và Chính trị (năm 1966)- một trong những văn kiện nhân quyền quan trọng
nhất của Liên hợp quốc. Tại khoản 1, Điều 19, Công ước Quốc tế về các quyền Dân
sự và Chính trị, quy định rõ: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà
không bị ai can thiệp”. Nhưng cũng tại Công ước này, ở khoản 2, Điều 22 quy
định: “Việc thực hiện quyền không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật
quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia,
an toàn và trật tự cộng đồng, và để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức của công
chúng hay các quyền và tự do của người khác”.
Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, mọi công dân Việt Nam có
quyền bày tỏ tâm nguyện, chính kiến chính đáng của mình, song quyền này phải
được thực hiện theo khuôn khổ của pháp luật; bày tỏ chính kiến một cách có tổ
chức, trên tinh thần tập thể và ý thức xây dựng, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.
Xã hội Việt Nam không có chỗ cho những kẻ lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo
chí để nêu ý kiến một cách tùy tiện, vô tổ chức, không vì mục đích xây dựng mà
nhằm động cơ kích động, gây rối, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác,
làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia - dân tộc... Mọi hành vi trái với tinh
thần đó đều là vi phạm pháp luật và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của
pháp luật.
Tại Việt Nam, mọi công dân đều bình đẳng trước Hiến pháp và pháp
luật, trên tinh thần “Thượng tôn pháp luật”; “Sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật”. Dù có che chắn, bảo vệ đến đâu chăng nữa thì những kẻ mà bản báo
cáo của Dự án 88 nhắc tới vẫn là những kẻ đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật
Việt Nam.
Đơn cử như trường hợp Trịnh Bá Phương. Đối tượng bị Cơ quan An
ninh điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam
vào ngày 23/6/2021. Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan điều tra xác định,
Trịnh Bá Phương có hoạt động soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài
viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục
đích chống Nhà nước. Hành vi của Trịnh Bá Phương đã phạm vào tội “Làm, tàng
trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Quá trình tống đạt các quyết định, thi hành lệnh bắt, khám xét với các đối
tượng trên đảm bảo đúng quy định của Luật Tố tụng hình sự. Các quyết định khởi
tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét của Cơ quan
điều tra đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn. Hiện vụ án đã kết thúc điều tra,
đang chờ lịch đưa ra xét xử.
Rõ ràng, với những hành vi vi phạm pháp luật, việc Trịnh Bá Phương
và những đối tượng được nêu ra trong báo cáo của Dự án 88 phải chịu những hình
thức xử phạt nghiêm khắc của pháp luật là tất yếu, không có điều gì phải bàn
cãi.
Giọng điệu mà Dự án 88 và GHRC đưa ra thực chất vẫn là “bình cũ
rượu mới”. Suy cho cùng đây chỉ là trò núp bóng nhân quyền nhằm bảo vệ những kẻ
âm mưu lợi dụng quyền tự do ngôn luận nhằm chống phá Nhà nước./.
Tự do ngôn luận nhưng phải đúng sự thật và phải trong khuôn khổ luật pháp Nhà nước chứ không phải dựa vào đó để đăng, nói những điều sai trái, xuyên tạc, dựa vào đó để chống đối Đảng, Nhà nước.k10
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng. K10
XóaNhững đối tượng chống phá đảng và Nhà nước sẽ không có một kết thúc tốt đẹp gì.k10
Trả lờiXóaNâng cao tinh thần cảnh giác, có sự chọn lọc thông tin để không bị động trước những âm mưu chống phá của kẻ thù.k10
Trả lờiXóaCần cẩn thận trước những chiêu trò bịa đặt, nói xấu Đảng và Nhà nước, tránh việc hiểu sai vô tình cổ súy cho chúng dẫn tới vi phạm pháp luật. K10
Trả lờiXóaMột đội ngồi đáy giếng không thấy trời xanh, lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam luôn hoà hiếu, vị tha, bao dung. Nhân dân làm gốc, không bao giờ khuất phục trước kẻ thù.k10
Trả lờiXóaMột bọn sâu mọt chuyên sống lưu vong không làm gì cho tổ quốc còn đi chống phá.k10
Trả lờiXóaSống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. K10
Trả lờiXóaChuẩn.k10
XóaTất cả bọn này sẽ không bao giờ quay trở lại việt Nam.chúng ta sẽ xua đuổi chúng như bọn rác rưởi.k10
Trả lờiXóaDự án 88 và GHRC đang núp bóng “bảo vệ nhân quyền” để bóp méo, xuyên tạc làm sai lệch bản chất các vụ việc nhằm chống phá Việt Nam. k10
Trả lờiXóa