Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

THƯỢNG TƯỚNG HOÀNG MINH THẢO – NGƯỜI CÓ BA CÔNG LỚN


Thượng tướng, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Minh Thảo (1921-2008) được biết đến là một vị tướng giỏi trận mạc, uyên thâm về lý luận quân sự, bậc thầy của nghệ thuật dụng binh. Trong cuộc đời binh nghiệp, ông từng đúc kết: “Mưu sinh ra kế, thế đẻ ra thời. Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thời thế”.

Đại tá khi mới 27 tuổi

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (tên khai sinh là Tạ Thái An), sinh ngày 25-10-1921. Cha ông là Tạ Quang Khai, mẹ là Nguyễn Thị Tành làm nghề thợ may tại xã Bảo Khê, huyện Kim Động (nay xã Bảo Khê thuộc TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên). Cha ông do tham gia phong trào yêu nước nên bị thực dân Pháp lùng bắt, vì vậy gia đình ông đã rời bỏ quê hương lên sinh sống tại huyện Tràng Định (Lạng Sơn).

Năm 1937, Tạ Thái An được xếp vào danh sách cảm tình Đảng tại cơ sở Đảng ở Lạng Sơn và tham gia Đoàn thanh niên dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lấy bí danh hoạt động là Tạ Quang. Năm 1941, Tạ Quang tham gia Việt Minh, rồi được cử đi học quân sự ở Liễu Châu, Trung Quốc. Khi ấy, Tạ Quang đã vinh dự được Bác Hồ đặt cho tên mới là Hoàng Minh Thảo - cái tên như một tiên đoán về cuộc đời và sứ mệnh của vị tướng tài ba xuất chúng trong quân đội này. Theo đó, họ Hoàng là lấy tên của trường Hoàng Phố, đệm và tên là Minh Thảo, dành cho con người thông minh, có tấm lòng tình nghĩa, thảo thơm.

Tháng 10-1945, khi mới 24 tuổi, Hoàng Minh Thảo đã được giao làm Khu trưởng Chiến khu 3, thay tướng Nguyễn Bình vào Nam làm Tư lệnh Nam Bộ. Năm 1948, Hoàng Minh Thảo là đại tá trẻ nhất toàn quân được phong cấp hàm khi mới 27 tuổi. Từ Tư lệnh Chiến khu 3, Hoàng Minh Thảo được cử vào Chiến khu 4 thay tướng Nguyễn Sơn. Năm 1950, Đại tá Hoàng Minh Thảo được cử làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304 - đơn vị bộ đội chủ lực chiến đấu vừa được thành lập. Cuộc đời binh nghiệp của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo là một bản anh hùng ca gắn liền với những chiến công vang dội. Năm 1975, ông là Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên, đã giáng đòn điểm huyệt vào quân lực Việt Nam cộng hòa, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975, tiếp nối là Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

Bậc thầy nghệ thuật dụng binh

Trong một lần triệu tập Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (lúc đó là Trung tướng) ra Hà Nội tham khảo ý kiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu câu hỏi: “Nếu đánh Tây Nguyên thì đánh ở đâu trước?”. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo trả lời: “Đánh Tây Nguyên thì đánh vào Buôn Ma Thuột trước. Vì Buôn Ma Thuột là thị xã lớn nhất, là hậu cứ của địch, là nơi địch yếu. Buôn Ma Thuột là địa bàn chiến lược cơ động, từ đây ta có thể phát triển theo ba hướng: Đánh lên bắc Tây Nguyên; đánh xuống đồng bằng ven biển; đánh vào miền Đông Nam Bộ, cắt chiến trường miền Nam ra làm đôi”.

Ý kiến của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo được Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết sức ủng hộ. Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng một loạt hoạt động cài thế bao vây, chia cắt, cô lập Buôn Ma Thuột. Quân giải phóng tăng cường hoạt động nghi binh thu hút sự chú ý của quân lực Việt Nam cộng hòa về phía bắc (Kon Tum), đánh trận “giả” ở Pleiku, phía Việt Nam cộng hòa mắc mưu, đưa Trung đoàn 45, đơn vị mạnh của Sư đoàn 23 bộ binh từ Buôn Ma Thuột lên Pleiku, để sơ hở hướng Nam Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột. Màn nghi binh kinh điển ở Pleiku chính là yếu tố then chốt giúp Quân giải phóng giành thắng lợi ở Buôn Ma Thuột, làm bàn đạp để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo sau này nhận định: “Ta ghìm địch ở Bắc Tây Nguyên để phá vỡ địch ở đầu yếu là Nam Tây Nguyên. Đó là một thành công trong nghệ thuật dùng mưu”.

Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã để lại nhiều dấu ấn về nghệ thuật quân sự, đặc biệt là nghệ thuật nghi binh lừa địch. Đây là một kinh nghiệm lịch sử vô cùng quý giá cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Trong Chiến dịch Tây Nguyên, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo là linh hồn với tài nghệ thuật dụng binh. Nguyên lý của ông là: “Mưu sinh ra kế, thế đẻ ra thời. Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thời thế”.

Những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, Hoàng Minh Thảo là vị tướng trẻ, được “cắm chốt nằm vùng” suốt 10 năm ở núi rừng Tây Nguyên. Ông là một vị tướng chiến lược văn võ song toàn. Ông hiểu rõ kẻ địch, có nhiều mưu cao, kế sâu, chủ động dùng chiến thuật nghi binh lừa địch khiến chúng kinh hồn bạt vía, hoang mang hoảng loạn, vội vàng tháo chạy khỏi Tây Nguyên. Mỗi khi nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ người ta thường nhắc đến tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Còn chiến thắng Tây Nguyên vang dội không thể không nhắc đến danh tướng Hoàng Minh Thảo - một nhà cầm quân tài năng, nhà khoa học quân sự đầu ngành của quân đội ta. Tài năng và đức độ của ông được ghi nhận trong lịch sử Việt Nam.

Cố Trung tướng Phạm Hồng Cư (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) từng nêu rõ: Thượng tướng Hoàng Minh Thảo là người ba công lớn. Thứ nhất, ông là một vị tướng giỏi về trận mạc, uyên thâm về lý luận quân sự, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất tin tưởng và quý trọng. Thời kỳ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông Thảo đã thay ông Nguyễn Bình làm Tư lệnh Chiến khu Ba, giải phóng được Móng Cái, Hà Khẩu, tổ chức chống Pháp ở Hải Phòng. Ông tổ chức huấn luyện du kích rất giỏi, sau ông được điều động về làm Tư lệnh Quân khu 4. Thứ hai, ông làm Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên, là linh hồn trong Chiến dịch Tây Nguyên. Thứ ba, ông là một trong những người đặt nền móng cho Học viện Quân sự Cao cấp (nay là Học viện Quốc phòng)...

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo được phong Giáo sư ngành Khoa học quân sự năm 1986, Nhà giáo Nhân dân năm 1988. Ông cũng là tác giả của nhiều tác phẩm quân sự, là Ủy viên Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam.

 


12 nhận xét:

  1. Một vị tướng tài ba_ K10

    Trả lờiXóa
  2. Một vị tướng văn võ song toàn_ k10

    Trả lờiXóa
  3. Mỗi thời kỳ lịch sử luôn gắn liền tên tuổi của các anh hùng hào kiệt. Ghi nhớ công lao to lớn của thượng tướng.k10

    Trả lờiXóa
  4. Một người tướng thật bình dị gần gũi, tài năng của Thượng tướng sẽ còn mãi được các thế hệ sau này học tập và phát huy.k10

    Trả lờiXóa
  5. Người cha già của dân tộc, để mãi sáng ngời niềm tin chiến thắng. Thế hệ sau này phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy, cống hiến.k10

    Trả lờiXóa
  6. Một vị tướng rất giỏi và tài ba của quân đội ta.k10

    Trả lờiXóa
  7. Rất tự hào về nhà lãnh đạo quân sự tài ba của chúng ta.k10

    Trả lờiXóa
  8. Rất tự hào về thượng tướng.k10

    Trả lờiXóa
  9. Chúng ta phải học tập và noi gương bác.k10

    Trả lờiXóa
  10. Những chiến công của người đã viết nên những trang sử hào hùng, vẻ vang của đất nước. Đất nước luôn tự hào vì bác.k10

    Trả lờiXóa
  11. Một vị tướng lỗi lạc, tấm gương sáng mãi cho mọi thế hệ cán bộ, chiến sĩ QĐNDVN noi theo! K10

    Trả lờiXóa
  12. Vị tướng giỏi trận mạc, uyên thâm về lý luận quân sự, bậc thầy của nghệ thuật dụng binh. K10

    Trả lờiXóa