Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

NGƯỜI CÁN BỘ QUÂN Y 2 LẦN VIẾT ĐƠN XUNG PHONG VÀO TÂM DỊCH

 

Trong số 16 cán bộ quân y BĐBP Nghệ An tăng cường đợt 2, tham gia vào Đội cơ động phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Tư lệnh BĐBP, Đại úy Phạm Văn Tân, cán bộ quân y Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã 2 lần viết đơn tình nguyện xung phong vào tâm dịch miền Nam, với tâm nguyện đóng góp một phần sức lực vào công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Sau khi hoàn thành khóa tập huấn lực lượng quân y tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 đợt 1, tại Hà Nội, Đại úy Phạm Văn Tân đã viết đơn xung phong cùng đồng đội vào các tỉnh phía Nam chống dịch. Tuy nhiên, do dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An diễn biến phức tạp, Bộ Tư lệnh BĐBP đã điều động Đại úy Phạm Văn Tân trở về Nghệ An để tham gia công tác phòng, chống dịch.

Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Tư lệnh BĐBP tiếp tục tăng cường lực lượng quân y tham gia Đội cơ động phòng, chống dịch Covid-19. Đại úy Phạm Văn Tân một lần nữa viết đơn xung phong vào các tỉnh phía Nam để thực hiện nhiệm vụ.

Trước khi tăng cường cho Đội cơ động phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Tư lệnh BĐBP, cũng như nhiều đồng đội khác, Đại úy Phạm Văn Tân được Đồn Biên phòng Hạnh Dịch điều động tăng cường thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chống xuất, nhập cảnh trái phép. Đồng thời, phối hợp với lực lượng y tế địa phương tổ chức tuyên truyền vệ sinh dịch tễ, giám sát y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 của đơn vị, với chuyên môn của mình, Đại úy Phạm Văn Tân đã kịp thời cấp cứu 1 nạn nhân là người dân địa phương bị tai nạn ngày 26-5-2021.

Thời điểm đó vào lúc đêm khuya, khi ông Lò Văn Chiến, ở bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đi thăm nhà hàng xóm về, trong lúc trèo lên cầu thang đã bị trượt chân, người đập vào khối bê tông ở chân cầu thang, gây chấn thương, chảy máu nhiều. Nhận được tin báo, Đại úy Phạm Văn Tân trực tại chốt đã có mặt kịp thời để sơ cứu, cầm máu và xử lý vết thương cho ông Chiến.

Nhiều tháng nay, vợ Đại úy Phạm Văn Tân là chị Lê Thị Tình, hiện công tác tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An phải thường xuyên trực để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và phòng, chống dịch tại bệnh viện. Vì nhiệm vụ, chị Tình thường xuyên vắng nhà, các con của anh chị vẫn còn nhỏ, cả hai vợ chồng không thể chăm sóc, đành phải gửi nhờ bố mẹ già trông nom các cháu.

Nói về quyết tâm của mình, Đại úy Phạm Văn Tân cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhất là tại các tỉnh, thành phố phía Nam, là người lính, tôi muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình cùng đồng đội trong công tác phòng, chống dịch Covid-19".

Được biết, trong 16 cán bộ quân y BĐBP Nghệ An được Bộ Tư lệnh BĐBP tăng cường tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại các tỉnh, thành phố phía Nam đợt 2, có nhiều đồng chí hoàn cảnh gia đình khó khăn, con còn nhỏ, nhiều tháng nay chưa về thăm gia đình nhưng vẫn viết đơn tình nguyện thực hiện nhiệm vụ.

Phát biểu giao nhiệm vụ cho các cán bộ quân y trước lúc lên đường nhận nhiệm vụ, Đại tá Hồ Quyết Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Nghệ An biểu dương tinh thần, trách nhiệm của các đồng chí tham gia Đội cơ động phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Tư lệnh BĐBP.

Đồng thời, đề nghị mỗi cán bộ phải quán triệt, nắm vững và thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác phòng, chống dịch; nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, xử lý tốt các tình huống và bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Thay mặt cho 16 cán bộ quân y trước khi lên đường nhận nhiệm vụ, Thiếu tá Trần Đăng Đô, cán bộ quân y Đồn Biên phòng Tri Lễ xin hứa sẽ luôn nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”, nỗ lực khắc phục khó khăn, quyết tâm cùng toàn quân và cả nước chiến thắng đại dịch.

 


15 nhận xét:

  1. Đề nghị mỗi cán bộ phải quán triệt, nắm vững và thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác phòng, chống dịch; nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, xử lý tốt các tình huống và bảo đảm an toàn tuyệt đối! K10

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xứng đáng danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ

      Xóa
  2. Tinh thần trách nhiệm của mỗi người lính tô đậm thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc, tương thân tương ái. Chúng ta cùng chung tay đẩy lùi đại dịch.k10

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì nhân dân quên mình

      Xóa
    2. Vì nhân dân hy sinh

      Xóa
    3. Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

      Xóa
  3. Người lính cụ Hồ luôn phát huy phẩm chất và xung phong trên mặt trận tuyến đầu trong thời chiến cũng như trong thời bình.k10

    Trả lờiXóa
  4. Chiến thắng đại dịch, chăm lo cuộc sống bình yên cho nhân dân

    Trả lờiXóa
  5. Đặt lợi ích tập thể lên trên hết, luôn cố gắng hết mình để phục sự nhân dân. Sáng ngời phẩm chất bộ đội Cụ Hồ.k10

    Trả lờiXóa
  6. Đây thực sự là tấm gương để mọi người học tập và nói theo.k10

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đâu gian khó ở đó có bộ đội Cụ Hồ

      Xóa
    2. Bộ đội của dân. Do dân. Vì dân

      Xóa
  7. Đất nước ta luôn cần những người như anh.xứng danh bộ đội Cụ Hồ.k10

    Trả lờiXóa
  8. Quân đội ta “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, hình ảnh của anh là một tấm gương sáng về đạo đức của người bộ đội Cụ Hồ, người quân nhân cách mạng.k10

    Trả lờiXóa
  9. Một tấm gương sáng ngời của người lính Cụ Hồ, luôn sẵn sàng xả thân vì đất nước k quản ngại khó khăn Chúc các anh thật nhiều sức khỏe để cống hiến vì nước, vì dân.k10

    Trả lờiXóa