Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

“TỰ ỨNG CỬ” MỘT CHIÊU TRÒ CỦA NHỮNG KẺ PHÁ RỐI

 

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đang được các cơ quan chức năng tích cực tiến hành. Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá bầu cử, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tiến hành nhiều hoạt động chống phá với tính chất hết sức quyết liệt. Một trong những hoạt động phá hoại đó chính là chiêu trò “tự ứng cử”. Chiêu này đã được chúng diễn đi diễn lại nhiều lần ở những kỳ bầu cử trước đây. 

Còn nhớ, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, chúng ta cũng đã được chứng kiến một “làn sóng” tự ứng cử của các “nhà dân chủ” và một số văn nghệ sĩ biến chất; có thể kể đến như: Nguyễn Quang A, Vượng Râu, ca sĩ Mai Khôi... Khi không đủ điều kiện và bị loại qua các vòng hiệp thương, các đối tượng này lên mạng xã hội lu loa rằng: chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử; đòi phải được tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải trải qua hiệp thương v.v…

Rút kinh nghiệm sau thất bại từ những lần “tự ứng cử” các khóa trước, trong đợt bầu cử này, họ đã tính toán, chuẩn bị một cách bài bản, có lộ trình, tinh vi hơn; một mặt nhằm dọn đường dư luận, ngụy tạo vỏ bọc che giấu bản chất, hành vi chống phá; mặt khác, thông qua mạng xã hội - thứ công cụ mà họ thường gọi bằng những mỹ từ như “truyền thông lề dân”, “truyền thông lề đảng”... để tán phát thông tin sai sự thật, phá hoại quá trình tổ chức bầu cử ở nước ta.

Họ ráo riết tuyên truyền, xuyên tạc rằng Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương gây khó khăn, cản trở, phối hợp để loại bỏ “những người tự ứng cử”; xuyên tạc việc tổ chức bầu cử dưới chế độ một đảng thông qua hội đồng bầu cử các cấp - “cánh tay nối dài của Đảng” là không khách quan, dân chủ, tiêu cực... Đây là sự quy chụp bởi quy trình, thủ tục về hồ sơ tự ứng cử của công dân đều đã được công khai, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Hồ sơ “tự ứng cử” của công dân khi trình hội đồng bầu cử các cấp thiếu gì thì được yêu cầu bổ sung, sai ở đâu thì yêu cầu sửa cho đúng quy định. Do đó, nói rằng chính quyền gây khó khăn cho những người tự ứng cử như lời của những “nhà dân chủ tự xưng” là không có cơ sở. Hơn nữa, các đối tượng rêu rao rằng “chính quyền phối hợp loại bỏ người tự ứng cử” cho thấy đây là sự vu cáo trắng trợn. Để chọn ra 500 đại biểu trong số gần 100 triệu dân đại diện cho cử tri tham gia quản lý, giám sát Nhà nước và xã hội đòi hỏi phải tuân thủ các cơ chế, quy định, quy trình hết sức chặt chẽ, khoa học, dân chủ.

Việc người tự ứng cử có tên trong danh sách bầu cử hay không căn cứ vào kết quả của hội nghị hiệp thương. Quá trình hiệp thương được thực hiện một cách công khai, minh bạch với sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, dưới sự chủ trì của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và sự giám sát chặt chẽ của nhân dân.

Qua đó, người dân và cử tri được cung cấp kịp thời, đầy đủ mọi thông tin về quá trình hiệp thương liên quan đến người tự ứng cử, đồng thời, thông qua các kênh khác nhau có thể góp ý, phản hồi với Ủy ban bầu cử quốc gia và các cơ quan chức năng về kết quả hiệp thương. Thực tế, tính đến nay, với những hồ sơ tự ứng cử đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện cũng đã được lựa chọn qua các hội nghị hiệp thương để tiếp tục thực hiện theo quy trình.

Nhìn lại các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND trước đây cho thấy, đã có những người tự ứng cử trúng cử khi họ có đủ tiêu chuẩn, tín nhiệm và đã được cử tri tin tưởng lựa chọn: Ông Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (Hà Nội) và ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần TASCO tự ứng cử và đã trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV. Còn với những kẻ mượn cớ tự ứng cử để chống phá chế độ, cử tri và người dân đã dễ dàng nhận rõ bản chất để tẩy chay, loại trừ.

Qua đó, chúng ta khẳng định rằng mục đích cơ bản nhất của chiêu trò “tự ứng cử” mà các “nhà dân chủ” đang thực hiện là nhằm phá hoại bầu cử. Đồng thời, thông qua việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội, các đối tượng đánh bóng tên tuổi của bản thân trong giới “dân chủ”.

Pháp luật nước ta quy định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Chính vì vậy, những người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Chúng ta kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét