Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

CÁI GỌI LÀ “GIẢI VĂN VIỆT”

Mới đây “Văn đoàn độc lập” đã trao giải “Văn việt” lần thứ 6 cho Phạm Thanh Nghiên tác giả quyển hồi ký “Những mảnh đời sau song sắt”. Khi biết mình được chọn để trao giải trên, Phạm Thanh Nghiên đã “tự sướng” trên trang FB cá nhân như sau: “Tôi hãnh diện được gọi tên, vì Văn đoàn độc lập là nơi quy tụ nhiều cây bút tự do đang hiện diện ngay trong lòng chế độ, nơi mà mọi thứ đều bị kiểm duyệt hoặc cấm đoán”. Thông tin trên sau đó cũng được VOA Tiếng Việt đăng lại.

Việc trao giải và người nhận giải là có thật. Song, ý nghĩa của việc trao và nhận đó là con số không, thậm chí là một trò hề không hơn không kém. Vì sao vậy:

1. Cái gọi là tổ chức “Văn đoàn độc lập”: là một nhóm bất hợp pháp, nơi tập hợp của những tri thức, văn nghệ sĩ bất mãn chống đối, li khai Hội Nhà văn Việt Nam, được lập ra vào ngày 03/03/2014 do nhà văn Nguyên Ngọc cầm đầu. Núp bóng dưới danh xưng “hoạt động vì nghệ thuật”, các thành viên của “Văn đoàn độc lập” thường xuyên viết, soạn thảo, đăng tải, chia sẻ trên các trang mạng internet các bài viết có nội dung bôi nhọ lãnh tụ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền, kích động nhân dân chống lại chính quyền, chống lại chế độ; xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, vu cáo, bôi đen thực tế xã hội và thực trạng tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Chính vì lý do này nên thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia “Văn đoàn độc lập” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn Trung học phổ thông.

2. Cái gọi là giải thưởng “Văn việt”: để gây thanh thế, móc nối, lôi kéo giới văn nghệ sỹ tham gia vào tổ chức; “Văn đoàn độc lập” đã thành lập trang web lấy tên là “Văn Việt”. Trang web này chuyên đăng tải những tác phẩm của các nhà văn sáng tác trước năm 1975; đồng thời là nơi hợp pháp hóa những bài viết phản động của các thành viên và là diễn đàn cho những phần tử xấu hoạt động, thường xuyên đăng tải những bài viết xuyên tạc tình hình đất nước. Bên cạnh đó, hàng năm, vào dịp đầu tháng 3, “Văn đoàn độc lập” thường xuyên tổ chức trao giải thưởng văn chương với tên gọi là “Văn việt” cho những thành viên của mình. Đây là giải thưởng mang tính nội bộ, không được bất kỳ cơ quan, tổ chức hay quốc gia nào công nhận, nói nôm na có thể hiểu đây chỉ là trò là “tự hát, tự vỗ tay khen hay”.

3. Còn về Phạm Thanh Nghiên, chủ nhân của giải “Văn việt” lần thứ 6: Thị ta chưa từng theo học một trường dạy viết văn hay đào tạo báo chí nào. Người ta chỉ biết Nghiên với một vai chính là nữ “dân chủ” đất Cảng ghi “dấu ấn” khi từng bị đi tù 4 năm và 3 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự. Đáng chú ý, sau khi chấp hành xong án phạt tù và chuyển vào Tp. Hồ Chí Minh sinh sống cùng chồng là Huỳnh Anh Tú - từng bị kết án 14 năm tù giam, 7 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự, Nghiên vẫn tiếp tục có các hành vi chống phá nhà nước, bằng cách viết hoặc dẫn lại các bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt và vu khống đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, cố tình hạ uy tín của những lãnh đạo cấp cao, kích động một bộ phận người dân chống chính quyền và xuyên tạc tình hình đất nước.

4. Cái gọi là tác phẩm “Những mảnh đời sau song sắt”: bản chất là tập hợp những bài viết nhảm nhí, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền chống phá Nhà nước do chính Nghiên – một người không có một chút kiến thức văn chương nào đã cóp nhặt, nhào nặn một cách vụng về để xuyên tạc sự thật đã diễn ra trong thời gian thị ta bị giam trong tù.

Như vậy, cái gọi là giải “Văn việt” đã trao đến lần thứ 6 hay còn nhiều lần như thế nữa thì nó cũng không có một chút giá trị nào hết; đó chỉ là một trò hề “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, con hát mẹ khen hay mà thôi./.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét