Triệt để khai thác các ứng dụng trên không gian mạng để chuyển tải những thông tin thiếu khách quan, trung thực, bóp méo sự thật, “đổi trắng thay đen” về tình hình dịch bệnh nhằm gây ảnh hưởng, xáo trộn tình hình chính trị – xã hội ở Việt Nam đó là chiêu trò của bọn phản động cả trong và ngoài nước. Chiêu trò này thực ra không còn mới nữa. Song với chiêu thức mưa dầm thấm lâu, ăn không nói có, chúng sẽ không bao giờ có ý định từ bỏ chiêu trò bẩn thỉu này, chỉ có điều chúng sẽ nghĩ ra nhiều “bài” hơn để đánh lừa những người nhẹ dạ, cả tin.
Các nội dung tuyên truyền của chúng chủ yếu tập
trung vào 2 nhóm chính: Nhóm thứ nhất, đưa tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh
COVID-19 để gây ra sự hoài nghi về công tác phòng, chống dịch của Chính phủ
Việt Nam, tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng để có điều kiện
gây bất ổn về chính trị – xã hội. Nhóm thứ hai, các nội dung thông tin chủ yếu
lấy lý do về đại dịch COVID-19 để yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho cái gọi
là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” do họ tự thêu dệt nên.
Mới đây, tổ chức Theo dõi nhân
quyền quốc tế HRW vừa ra thông cáo báo chí “lên án Việt nam vi phạm nhân
quyền”; họ cho rằng: "Việt Nam nằm trong số ít nhất 83 chính phủ trên thế giới đã dùng đại dịch
Covid 19 để biện minh cho hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn
hoà của người dân”.
Tuy nhiên, họ không có bất cứ một bằng chứng cụ thể
nào để chứng minh cho luận điệu đó. Thực tế, trong thời gian qua ở Việt Nam một
số đối tượng bị xử phạt hành chính, thậm chí bị xử lý hình sự, đó là những
người do thiếu hiểu biết hoặc có đối tượng bất mãn cố tình lợi dụng mạng xã hội,
lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền sai sự thật về công tác phòng,
chống dịch của cấp ủy, chính quyền các địa phương và Trung ương nhằm hạ uy tín
của các tổ chức, gây hoang mang dư luận; rồi một số đối tượng khác - những
người “hội họp ôn hòa” - cũng bị xử lý do không tuân thủ các yêu cầu về phòng
chống, dịch, nhất là việc thực hiện giãn cách xã hội, cố tình tụ tập đông người
làm lây lan hoặc gây nguy cơ cao lây lan dịch bệnh…
Thiết nghĩ, nếu không có sự chung tay vào cuộc
quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương tới từng địa phương và của
cả toàn dân chắc có lẽ Việt Nam cũng sẽ rơi vào trạng thái của một số nước. Ví
dụ như Mỹ, đã có khoảng 500.000 người chết vì Covid-19; rồi những thiệt hại đối
với nền kinh tế Mỹ…
Còn Việt Nam đã khống chế hiệu quả
đại dịch Covid-19, làm nên kỳ tích, khi là quốc gia hiếm hoi trên thế giới duy
trì được trạng thái “bình thường mới” trong bối cảnh cả thế giới phải căng mình
đối phó với dịch bệnh. Điều này góp phần giúp GDP năm 2020 của Việt Nam đạt mức
tăng trưởng 2,91%, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng và là một trong số nước có
mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Đây là kết quả ấn tượng trong bối cảnh nền
kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Mới đây, trang Business Insider
(Mỹ) cho hay, với vị trí địa lý và quy mô dân số, Việt Nam lẽ ra đã là một điểm
nóng về dịch. Nhưng bằng mô hình chống dịch chi phí thấp và các biện pháp cơ
bản, Việt Nam đã kiềm chế được dịch trong vòng vài tháng. Trích dẫn bảng xếp
hạng của Viện nghiên cứu Lowy (Úc), Business Insider khẳng định trong số các
nước đang có dịch COVID-19, Việt Nam xếp thứ 2 về mức độ kiểm soát dịch hiệu
quả, chỉ sau New Zealand. Việt Nam đáng lẽ phải xếp trên cả New Zealand vì đối
mặt với nhiều thách thức hơn trong việc chống dịch. Nhấn mạnh đến việc Việt Nam
chưa bao giờ phải phong tỏa toàn quốc gắt gao như Anh hay một số nước châu Âu,
tờ báo này khẳng định đây là minh chứng cho cách làm "rẻ nhưng hiệu
quả" của Việt Nam. Mô hình này cần phải được nhân rộng.
Vì thế, cho dù bọn phản động
cố tình xuyên tạc, bóp méo, nhưng sự thật vẫn sẽ là sự thật; toàn dân Việt Nam
luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính
quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; và luôn đoàn kết cùng
chung tay đẩy lùi Covid-19.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét