Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, phòng chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải “xem đồng tiền bằng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia, sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân”.
Trong quan niệm của Người, tiết kiệm mang ý nghĩa tích cực, trái với hành vi bủn xỉn, keo kiệt, ép mọi người phải nhịn ăn, nhịn mặc. Tiết kiệm là chi tiêu, sử dụng có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền của, thời gian, công sức nhưng vẫn đạt được mục tiêu xác định. Mục đích của tiết kiệm là để tích luỹ tiền của, thời gian, công sức cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao mức sống của bộ đội và nhân dân, tiết kiệm “không phải là lý luận cao xa” mà là hành vi trong thực tế của bộ đội và nhân dân ta, tất cả mội người đều phải thực hành tiết kiệm và kết quả tiết kiệm của mọi người đều góp phần cho sự nghiệp cách mạng thắng lợi.
Theo Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm phải chống lại mặt đối lập của nó là tham ô, lãng phí, quan liêu. Người chỉ rõ: “Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều. Lợi dụng của chung của chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Người nhấn mạnh: tham ô, không chỉ gây tổn hại rất lớn đến của cải vật chất mà còn làm giảm lòng tin của nhân dân. “Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người”, “Tham ô của công tức là xâm phạm đến lợi ích chung của nhân dân, tức là kẻ địch của nhân dân. Vì vậy, kiên quyết chống tham ô là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân ta”. Theo Hồ Chí Minh lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền của, sức lao động, thời gian kém hiệu quả. Người cho rằng lãng phí có nhiều cách: Lãng phí sức lao động, lãng phí thì giờ, lãng phí tiền của.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Lãng phí và tham ô tuy khác nhau ở chỗ: lãng phí thì không trực tiếp ăn cắp, ăn trộm của công, nhưng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nước của tập thể, thì lãng phí cũng có tội. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất ta hại cho nhân dân, cho chính phủ, có khi còn tai hại hơn tham ô”. Hồ Chí Minh chỉ rõ “Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ô”, cho nên muốn triệt để chống tham ô, lãng phí thì phải kiên quyết chống nguồn gốc của nó là bệnh quan liêu. Theo Người: “Muốn lúa tốt phải nhổ cỏ cho thật sạch, nếu không thì dù cày bừa kỹ, bón nhiều phân, lúa vẫn xấu vì lúa bị cỏ át đi. Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cũng phải nhổ cỏ cho thật sạch, nghĩa là phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Nếu không thì nó sẽ là hại đến công việc của ta”. Vì theo Người, “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ, kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”, nó làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta, phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính. “Công khai và mạnh dạn gạt bỏ cho thật sạch những ung nhọt ấy thì thân thể càng khoẻ mạnh thêm”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của nhân dân Việt Nam; chúng ta nguyện mãi học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Người.
Trả lờiXóaĐất nước ta còn rất khó khăn do đó phải biết tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và chống tham nhũng để dân giàu, nước mạnh
Trả lờiXóa