Chiều 23/4, tại họp
báo Thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản
ứng của Việt Nam trước Công hàm ngày 17/4 của Trung Quốc gửi Liên hợp quốc nêu
các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn
Thắng khẳng định:
Như đã nêu tại họp báo ngày 9/4/2020,
việc Việt Nam gửi Công hàm tại Liên hợp quốc là việc làm bình thường để thể
hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Trước việc Trung Quốc lưu hành một số Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi
lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa không phù hợp luật pháp quốc tế cùng các yêu
sách biển ở Biển Đông trái với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển 1982 (UNCLOS), ngày 30/3/2020, Việt Nam đã lưu hành Công hàm tại Liên hợp
quốc để bác bỏ các yêu sách này, như đã được nêu trong nhiều văn bản gửi Liên
hợp quốc và các cơ quan quốc tế liên quan. Việt Nam cũng đã giao thiệp với
Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan
điểm sai trái của Trung Quốc. Ngày 10/4/2020, Việt Nam lưu hành Công hàm để
khẳng định lập trường trong vấn đề Biển Đông với các nước liên quan khác.
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có
đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế. Là
quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các vùng biển tại Biển Đông được
xác lập trên cơ sở UNCLOS; mọi yêu sách biển trái với quy định UNCLOS, xâm phạm
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam
là không có giá trị.
Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia
có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của
luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn
lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp
quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải
quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các
biện pháp hòa bình khác, kể cả các biện pháp quy định tại UNCLOS.
Liên quan đến việc Trung Quốc ban
hành cái gọi là danh xưng tiêu chuẩn cho 80 thực thể ở Biển Đông, Phó Phát ngôn
Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng nêu rõ: Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ
bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền,
quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 UNCLOS. Mọi hành vi phương hại đến chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển của mình đều vô giá trị, không
được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối.
Việt Nam đã có những ứng xử rất khôn khéo trong vấn đề Biển Đông; điều đó đã được các nước trên thế giới đánh giá rất cao; tuy nhiên bọn phản động lại xuyên tạc, bóp méo sự thật và cho rằng Việt Nam đã nhún nhường; đây là những luận điệu hết sức phản động; chúng ta phải cảnh giác.
Trả lờiXóaTrung Quốc lại có thêm các hành động khiêu khích về vấn đề biển đông nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm biển đông của Trung Quốc; Việt Nam phản ứng mạnh mẽ hành động khiêu khích đó
Trả lờiXóa